Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bị ngừng trệ đột ngột.
- Bài thuốc giúp làm sạch mạch máu, giảm mỡ máu các gia đình nên biết
- 6 dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim ở phụ nữ chớ nên bỏ qua
- Một tháng trước khi bị nhồi máu cơ tim, cơ thể bạn sẽ xuất hiện 8 dấu hiệu cảnh báo này!
Bất kì ai, ở bất cứ độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe... nào cũng có thể bất ngờ bị đột qụy mà không hề có những dấu hiệu báo trước.
Người bị đột quỵ để lại nhiều di chứng nặng nề như bị liệt nửa thân, mất khả năng kiểm soát tiểu tiện, mất khả năng giao tiếp, thậm chí hôn mê sâu và tử vong.
Những người có nguy cơ bị đột quỵ cao là người cao tuổi. Nhưng hiện nay, tỉ lệ người dưới 45 tuổi bị đột quỵ ngày càng tăng, chiếm khoảng 30%.
3 nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não
Đột quỵ có rất nhiều nguyên nhân nhưng có ba nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Tăng huyết áp làm thoái hoá tắc mạch hoặc làm nứt vỡ mạch máu não.
- Bệnh lý xơ vữa gây hẹp và tắc động mạch não.
- Rung nhĩ tạo cục máu đông trôi làm tắc mạch não.
Ngoài ra, những người bị đái tháo đường, bệnh tim, mạch vành, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch chân, béo phì, ít vận động, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.
Phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào?
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, nhất là những người trên 50 tuổi để phát hiện và điều trị sớm các bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu... nếu mắc phải.
- Kiểm soát huyết áp (nếu bị tăng huyết áp) bằng cách thực hiện chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm căng thẳng và uống thuốc điều trị liên tục.
- Kiểm soát bệnh tim mạch.
- Giảm uống rượu, ngưng hút thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động.
- Duy trì cân nặng cân đối và tập thể dục thường xuyên sẽ cải thiện tình trạng tim mạch và cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì, tăng huyết áp... từ đó giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ.
- Kiểm soát đường huyết và cholesterol trong máu bằng chế độ ăn phù hợp và các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh căng thẳng trong cuộc sống.
Dấu hiệu đột quỵ
- Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt.
- Miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, mặt mất cân xứng.
- Tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác, đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.
- Nói ngọng bất thường, miệng mở khó, môi lưỡi bị tê cứng, phải gắng sức thì mới nói được.
- Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
- Nhức đầu dữ dội.
Phải làm gì khi đột quỵ xảy ra?
- Đỡ người bệnh để không bị té ngã chấn thương.
- Đặt người bệnh nằm nơi thoáng.
- Nếu bệnh nhân nôn ói, đặt nằm nghiêng qua một bên, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.
- Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi, đang bị sưng, hoặc bị chèn ép.
- Không tự ý cho uống bất kỳ loại thuốc nào.
“Thời gian vàng” cấp cứu nạn nhân bị đột quỵ
Nếu được cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng” thì cơ hội phục hồi của nạn nhân bị đột quỵ là rất cao. Cụ thể, 3 giờ đầu kể từ khi phát bệnh là thời gian “kim cương”, 6 giờ sau là thời gian vàng.
Với bệnh nhân bị đột quỵ, mỗi giây đều quý giá, được chữa trị trong thời gian càng sớm sẽ càng có kết quả tốt hơn.
>> Tìm hiểu thêm: