Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao trên thế giới. Đột quỵ rất nguy hiểm và để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng, rất khó phục hồi cho người bệnh. Vậy đột quỵ là gì? Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ? Cách phòng tránh đột quỵ? Những lưu ý phục hồi chức năng sau đột gì là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trên với bài viết sau đây nhé.
Nội dung
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ (Stroke), hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng, đột ngột thiếu sót các chức năng thần kinh với các triệu chứng cục bộ trên cơ thể do quá trình cấp máu lên não bị gián đoạn khiến não không đủ oxy và dinh dưỡng để nuôi các tế bào não. Đột quỵ có thể để lại những hậu quả rất nghiêm trọng, do vậy người đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức để giảm thiểu biến chứng sau này.
Nguyên nhân gây đột quỵ
Nguyên nhân đột quỵ do các yếu tố không thể thay đổi:
- Người cao tuổi.
- Tiền sử gia đình có người từng bị đột quỵ
- Giới tính: Nam thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
Nguyên nhân đột quỵ do các yếu tố bệnh lý:
- Người có tiền sử đột quỵ.
- Người mắc bệnh đái tháo đường.
- Người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
- Người bị cao huyết áp.
- Người bị nhiễm mỡ máu.
- Thừa cân, béo phì.
- Người hút thuốc lá nhiều.
- Người có lối sống không lành mạnh như: Ăn uống không điều độ, sử dụng nhiều các chất kích thích, lười vận động...
Phân loại đột quỵ
Đột quỵ được chia làm 2 loại là đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não.
- Đột quỵ nhồi máu não (Ischemic Stroke): Tình trạng đột quỵ này xảy ra khi các cục máu đông hình thành và làm tắc nghẽn động mạch, gây cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Đột quỵ nhồi máu não chiếm tỷ lệ phần trăm cao trên tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay.
- Đột quỵ xuất huyết não (Hemorrhagic Stroke): Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi các mạch máu bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt và gây ra xuất huyết não. Mạch máu bị vỡ nguyên nhân do thành mạch máu quá mỏng và yếu, hoặc xuất hiện các vết rách, rò rỉ.
Những dấu hiệu của đột quỵ
Tùy vào tình trạng sức khỏe và thể trạng mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ sẽ xuất hiện khác nhau. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện, lặp đi lặp lại nhiều lần và biến mất rất nhanh. Một số dấu hiệu đặc trưng thường thấy ở đột quỵ là:
- Cơ thể không còn sức lực, bị tê cứng một bên mặt (hoặc cả hai bên), cười bị méo miệng.
- Chân tay tê khó cử động, không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng lúc, tê liệt một nửa người.
- Phát âm khó, không tròn chữ, nói bị dính vào nhau, nói ngọng hoặc nói giọng bất thường.
- Mất thăng bằng cơ thể đột ngột.
- Mắt bị giảm thị lực, bị mờ hoặc không nhìn rõ nữa.
- Nôn nhiều, xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội.
Cách phòng tránh đột quỵ
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng: Ăn nhiều rau củ quả, các loại ngũ cốc, hải sản, thịt trắng, uống nhiều nước… Nên tránh các thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường, nước ngọt, nước có gas.
- Tập thể dục hàng ngày, thường xuyên vận động.
- Không hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích.
- Giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm bị nhiễm lạnh.
- Nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý có nguy cơ gây đột quỵ.
Những lưu ý khi phục hồi chức năng sau đột quỵ
Phục hồi chức năng cho người đột quỵ cần được thực hiện sớm, trong môi trường thân thuộc với người bệnh để họ cảm thấy thoải mái hơn. Cường độ tập luyện cần nhẹ nhàng, sau đó có thể tăng dần cường độ lên theo chỉ định của bác sĩ trị liệu. Các hoạt động trị liệu thường được thực hiện với các dụng cụ hỗ trợ vật lý trị liệu như khung tập đi, máy phục hồi chức năng… Quá trình phục hồi còn được kết hợp với các hoạt động triệu liệu khác như: Âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu. Bên cạnh đó, người đột quỵ cần được sử dụng các loại thuốc bổ thần kinh, thuốc phòng ngừa đột quỵ nhồi máu não, các thực phẩm chức năng cho người bị tai biến dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
>>> Tìm hiểu thêm: Khung tập đi cho người già, người bệnh tai biến mua ở đâu Hà Nội, TP. HCM?
Trên đây là những thông tin và kiến thức về đột quỵ mà chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết. Chúc các bạn luôn vui khỏe!