Khô mắt không chỉ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, mà nó còn có thể gây loét giác mạc, sẹo giác mạc dẫn đến mù lòa.
Mắt của bạn thường bị mờ, nhức mỏi hoặc bị khô? Khô mắt có thể do nguyên nhân từ quá trình lão hóa tự nhiên, việc sử dụng thuốc, các yếu tố môi trường, di truyền hay có thể là triệu chứng của một số bệnh như viêm thấp khớp và tiểu đường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách phòng ngừa và điều trị khô mắt hiệu quả nhé.
Phần 1: Điều trị khô mắt
1. Hiểu tầm quan trọng của nước mắt.
Nước mắt không chỉ duy trì độ ẩm cho mắt, mà còn đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng khác nữa. Nước mắt cung cấp chất điện giải cần thiết, enzyme kháng khuẩn và protein, giúp duy trì sức khỏe cho đôi mắt của bạn. Nước mắt nhanh chóng được phủ đầy mắt, cung cấp độ ẩm và các dưỡng chất cho mắt.
Bất kỳ vấn đề nào có liên quan đến tuyến lệ đều có thể gây ra rắc rối cho mắt của bạn. Cho dù những nguyên nhân dẫn đến khô mắt thường rất đa dạng nhưng bạn có thể tìm hiểu một số biện pháp điều trị hiệu quả.
2. Sử dụng nước mắt nhân tạo.
Nước mắt nhân tạo được thiết kế để bôi trơn khi mắt bị khô và giữ ẩm cho giác mạc. Nước nhỏ mắt nhân tạo không nhất thiết chỉ sử dụng để điều trị mắt khô. Thay vào đó, chúng còn được sử dụng để đối phó với những triệu chứng của mắt. Một số nước nhỏ mắt có chứa chất bảo quản có thể gây kích ứng cho mắt nếu bạn sử dụng nhiều hơn 4 lần/ngày. Nếu cần dùng nhiều hơn 4 lần/ngày, hãy sử dụng loại nước mắt nhân tạo không chứa chất bảo quản hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.
Dùng thử và điều chỉnh thường là cách duy nhất để có thể tìm được loại nước mắt nhân tạo phù hợp dành cho loại mắt khô của bạn. Trong một vài trường hợp, còn là sự kết hợp của nhiều nhãn hiệu khác nhau. Nước mắt nhân tạo thường được bán sẵn ở các quầy thuốc và rất đa dạng về nhãn hiệu.
3. Dùng thử thuốc nhỏ mắt.
Hydroxypropyl methylcellulose là một loại thuốc nhỏ mắt phổ biến nhất được dùng cho mắt khô và sau đó là Carboxy Methylcellulose dùng để điều trị kích ứng mắt. Ngoài ra, hai loại thuốc nhỏ mắt này cũng được dùng làm chất bôi trơn cho mắt và có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều quầy thuốc. Bạn cũng có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh (antibiotic eye ointment) dành cho mắt như tetracycline, ciprofloxacin hay chloramphenicol. Những loại này rất hữu hiệu khi sử dụng trong trường hợp mắt bị sưng.
4. Kiểm tra mắt.
Sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt và thuốc nhỏ mắt theo toa, tình trạng mắt khô vẫn nghiêm trọng thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân dẫn đến khô mắt của bạn, bác sĩ có thể đề xuất phương án điều trị mới dành cho bạn.
Nếu mắt bị đau như ngứa, rát hoặc tầm nhìn bị mờ, hãy đến gặp bác sĩ mắt.
5. Dùng thuốc mỡ dành cho mắt.
Bác sĩ có thể kê cho bạn đơn thuốc có thuốc mỡ tra mắt. Khác với nước mắt nhân tạo dùng để điều trị các triệu chứng khô mắt, thuốc mỡ là dược phẩm dùng để điều trị tận gốc bệnh khô mắt.
Thuốc mỡ tra mắt đem lại cảm giác dễ chịu cho mắt nhờ khả năng bôi trơn. Chúng có tác dụng khi sử dụng trong khoảng thời gian dài hơn, còn nước mắt nhân tạo không sử dụng khi ngủ.
6. Phẫu thuật bịt tuyến lệ.
Bạn có thể cần một biện pháp điều trị mạnh và lâu dài hơn. Bác sĩ của bạn có thể sẽ đề nghị việc gắn nút bịt vào tuyến lệ của bạn. Những nút bịt này có tác dụng ngăn nước mắt tràn ra ngoài, vì vậy mắt luôn được duy trì trong tình trạng bôi trơn.
Những nút này giữ nước mắt cũng như nước mắt nhân tạo mà bạn sử dụng.
7. Đốt tuyến lệ.
Nếu đã gắn nút bịt mà mắt vẫn bị khô nghiêm trọng thì bác sĩ có thể sẽ đề nghị đốt tuyến lệ ở mắt. Ngay khi bác sĩ tán thành phương pháp này thì các chuyên gia mắt sẽ khám và thực hiện phẫu thuật cho bạn.
Hiểu rằng tuyến lệ của bạn thực sự có thể tự lành lại theo thời gian. Bạn sẽ cần phải phẫu thuật lại hoặc thực hiện các biện pháp điều trị khác. Đốt tuyến lệ là phẫu thuật có thể khôi phục về tình trạng ban đầu.
Phần 2: Phòng ngừa khô mắt
1. Thường xuyên để mắt nghỉ ngơi khi phải làm việc nhiều như đọc sách hoặc làm việc trên máy tính.
Thậm chí khi đọc sách, bạn cũng nên để mắt được nghỉ ngơi. Khi chúng ta nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính hay một quyển sách trong một thời gian dài, chúng ta thường chớp mắt không thường xuyên.
2. Giữ ẩm cho đôi mắt, tránh việc làm bay hơi.
Khô mắt không thể điều trị khỏi hoàn toàn được nhưng có một số biện pháp phòng tránh hữu hiệu trong việc điều trị khô mắt. Cũng giống như mọi chất lỏng khác, nước mắt sẽ bốc hơi khi tiếp xúc trực tiếp với không khí. Để giữ ẩm cho mắt, bạn cần:
- Không để mắt tiếp xúc trực tiếp với không khí (như máy sưởi, máy sấy tóc, điều hòa không khí).
- Giữ độ ẩm trong nhà ở mức 30-50%.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm vào mùa đông để có thêm độ ẩm làm khô không khí trong phòng.
3. Đeo kính.
Đeo kính râm khi đi ra ngoài lúc trời nắng. Đeo kính bơi (kính bảo hộ) khi đi bơi. Bạn cũng có thể được cấp loại kính đặc biệt từ bác sĩ mắt của bạn. Kính mắt có thể giữ độ ẩm cho mắt bằng các hình thành "buồng ẩm" cho mắt.
4. Không gây kích ứng cho mắt.
Tránh hút thuốc lá vì nó có thể nhanh chóng làm khô nước mắt và gây ra nhiều vấn đề khác cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh dụi mắt. Dụi mắt có thể làm lây lan vi khuẩn từ ngón tay và móng tay vào mắt của bạn.
5. Trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc có thể gây khô mắt.
Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế beta, thuốc điều trị bệnh Parkinson có thể làm khô mắt. Nếu đang dùng những dược phẩm kể trên và bị khô mắt, bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ chính điều trị cho bạn. Có thể bạn cần thay đổi thuốc ít tác dụng phụ hơn.
6. Đảm bảo kính áp tròng đang đeo phù hợp với bạn.
Những người đeo kính áp tròng thường bị khô mắt, vì vậy cần chắc chắn rằng kính được đeo khít, chức năng và vật liệu của kính phù hợp với mắt của bạn. Bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được hướng dẫn đeo và lựa chọn loại kính phù hợp.
7. Cung cấp thêm độ ẩm cho mắt.
Dùng nước mắt nhân tạo, cũng như thuốc nhỏ mắt để giữ ẩm và bôi trơn mắt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc mỡ, có tác dụng dài hơn so với thuốc nhỏ mắt. Tuy nhiên, thuốc mỡ có thể gây khó chịu cho mắt và làm mờ tầm nhìn của bạn. Vì vậy, bạn có thể dùng thuốc mỡ tra mắt khi đi ngủ.
Hãy dùng thuốc nhỏ mắt trước và sau khi thực hiện các hoạt động sử dụng mắt nhiều để tránh bị khô mắt. Đồng thời, chớp mắt thường xuyên để giác mạc được phủ đều nước mắt hay thuốc nhỏ mắt.
8. Thay đổi chế độ ăn uống.
Khô mắt có thể bắt nguồn từ việc có quá nhiều muối trong thức ăn hoặc thiếu vitamin. Bạn có thể tự kiểm tra được, đặc biệt là khi thức dậy vào lúc nửa đêm để đi vệ sinh. Nếu cảm thấy mắt bị khô, hãy uống khoảng 350 ml nước. Nếu mắt nhanh chóng dễ chịu trở lại, hãy giảm lượng muối trong khẩu phần ăn và duy trì trạng thái uống đủ nước.
Thử tăng lượng chất a-xít béo trong chế độ ăn của bạn, đặc biệt là omega-3, thúc đẩy sự tiết nước mắt và đẩy lùi khô mắt.
Đảm bảo nạp đủ lượng vitamin A - có thể thực hiện bằng cách ăn nhiều thực vật như rau và trái cây. Dù trường hợp thiếu vitamin A khá hiếm ở các nước phương Tây, nhưng nó có thể trở nên trầm trọng hơn khi đi kèm với chế độ ăn thiếu trái cây và rau củ đấy.
Có thể bạn quan tâm: Mắt thâm quầng là biểu hiện của bệnh gì? Trị thâm mắt tại nhà có được không?