Các nhà khoa học thuộc Đại học Aberdeen, một thành viên của nhóm nghiên cứu quốc tế đã làm việc để hiểu rõ hơn về cơ chế sinh học của một loài ốc lây bệnh truyền nhiễm cho khoảng 200 triệu người, giết chết khoảng 200.000 người mỗi năm ở các nước đang phát triển.
Cụ thể, Schistosomiasis hay còn được gọi là ốc sên sốt hay bilharzia, là loài ốc sên lây bệnh truyền nhiễm đứng thứ hai sau sốt rét lây kí sinh trùng đe dọa tới sức khỏe trên toàn cầu. Ốc sên này chứa ký sinh trùng schistosome, thường tìm thấy nhiều ở các loài ốc sên nhiệt đới. Và đáng chú ý nhất là một chương trình nghiên cứu 'Biomphalaria glabrata' thuộc chủ đề nghiên cứu gen quy mô lớn công bố trên Tạp chí Nature Communications.
Cuộc nghiên cứu này do Đại học New Mexico dẫn đầu, phối hợp với hơn 100 nhà nghiên cứu đến từ khắp Châu Âu, Mỹ, Châu Phi và Úc và cả Hiệp hội Anh bao gồm các nhà khoa học đến từ trường đại học Aberdeen, Aberystwyth, Brunel, Kingston, Westminster, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, London (Trung tâm Hợp tác của WHO) và Viện tin học sinh học châu Âu.
Các nhà khoa học đã xác định được một số quá trình quan trọng trong bộ gen sinh học của loài ốc sên này, từ đó giúp họ hiểu cách thức lây truyền ký sinh trùng gây chết người cũng như tìm ra cách thức mới để ngăn chặn lây truyền.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Aberdeen, do Tiến sĩ Catherine Jones (đại diện cho Hiệp hội Anh quốc về ban chỉ đạo quốc tế) đứng đầu, Tiến sĩ Les Noble và Tiến sĩ Anne Lockyer, làm việc với các đồng nghiệp tại Đại học Brunel, phần lớn đều quan tâm đến đặc điểm gen ốc sên, các chức năng khác, giải độc tố cũng như kiểm soát cơ chế sinh sản của loài ốc sên tử thần này. Thông tin này hứa hẹn sẽ cung cấp các chiến lược kiểm soát mới. Ví dụ như thiết kế các loại thuốc trừ sâu có khả năng ức chế các gen có trong loài ốc sên gây hại, lây bệnh.
Trong đó, thuốc trừ sâu cho các loài nhiễm thể thường có hiệu ứng phổ rộng, có thể giết chết cả cá, các sinh vật thủy sinh khác vậy nên việc chế tạo và sử dụng thuốc để diệt ốc gây hại cũng là một vấn đề nan giải. Thêm vào đó, sự hiểu biết về gen có liên quan tới việc sinh sản của ốc sên tử thần Schistosomiasis sẽ giúp tạo ra các chiến lược hạn chế số lượng trứng mà loài này sản sinh ra.
Tiến sĩ Jones, thuộc Trường Khoa học Sinh học nói: “Bệnh lây nhiễm từ ốc sên này gây ra mối đe doạn lớn cho sức khỏe toàn cầu, nó đã giết chết khoảng 200.000 người mỗi năm đặc biệt là lây nhiễm hàng triệu trẻ em. Trẻ em có khuynh hướng mắc căn bệnh này do rất dễ tiếp xúc với nguồn nước nhiễm ký sinh trùng".
Nhóm nghiên cứu của chúng tôi và các tập đoàn quốc tế đã chung tay lần đầu tiên phân tích bộ gen di truyền của loài ốc sên gây bệnh này và kết quả là đã hiểu rõ hơn về cơ chế sinh học của chúng cũng như cách thức chúng lây bệnh. Trong tương lai, chúng ta có thể đề xuất các chiến lược cụ thể để làm giảm sự lây lan truyền bệnh Schistosomiasis, giúp Tổ chức Y tế Thế giới hoàn thành mục tiêu loại bỏ căn bệnh này vào năm 2025.