Cách nhận biết dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Việt Nam là một nước nhiệt đới ẩm gió mùa, vậy nên môi khi thời tiết giao mùa lại là môi trường tạo điều khiện thuận lợi để nhiều mầm bệnh bùng phát trong đó có bệnh sốt xuất huyết, bệnh có thể phát triển và lây lan nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

Sốt xuất huyết

Bệnh này thường bị nhiều người nhầm lẫn với bệnh sốt phát ban, chính vì điều này dẫn tới bệnh dễ bùng phát thành dịch với biến chứng nặng nhất là sốc gây tử vong. Chính vì sự nguy hiểm của bệnh, chúng ta cần có những cách để phòng tránh và nhận biết dấu hiệu cơ bản của bệnh để có thể dập tắt không cho nó bùng phát thành dịch.

1. Sốt cao

 Sốt cao

Theo các chuyên gia cho rằng, dấu hiệu đầu tiên để nhận biết sốt xuất huyết đó là bệnh nhân rơi vào tình trạng sốt cao. Khi sốt nhiệt độ cơ thể luôn ở tình trạng 39-40 độ C, sốt đột ngột, kéo dài liên tục trong vòng 3-4 ngày không khỏi. Bên cạnh đó cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, phát ban và luôn buồn nôn.

2. Xuất huyết (chảy máu)

Trẻ em là đối tượng dễ bị

Xuất huyết có thể xuất hiện dưới nhiều dạng:

  • Xuất huyết dưới da: những vết xuất huyết này thường hiện rõ trên làn da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Dấu hiệu này hơi giống với vết muỗi chích, vậy nên chúng ta cần quan sát kĩ. Để phân biệt vết do sốt xuất huyết và vết do muỗi cắn thì chúng ta có thể căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.
  • Ngoài ra xuất huyết có thể dưới dạng chảy máu cam, chảy máu ở chân răng, nướu răng.
  • Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).
  • Rong kinh ở phụ nữ, đối với phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết vào thời điểm chuyển dạ lại càng nguy hiểm hơn vì có thể mất máu nhiều...

3. Đau bụng

Điều trị sốt xuất huyết

Cũng như đau bụng bình thường, sốt xuất huyết cũng khiến bệnh nhân đau bụng âm ỉ, khó chịu, nhiều khi muốn nôn...

4. Dấu hiệu sốc

Dấu hiệu sốc sốt xuất huyết

Sốc là dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết khi chuyển sang giai đoạn nặng, hiện tượng này xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh. Hiện tượng sốc do sốt xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng ở trẻ nhỏ và người cao tuổi khi mắc sốt xuất huyết có nguy cơ sốc cao hơn. Chúng ta có thể thấy lúc trẻ đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốc gồm:

  • Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã.
  • Chân tay lạnh.
  • Tiểu ít, có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.

Nếu gia đình có người bị sốt từ 1-2 ngày thì nên đi bệnh viện sớm để được điều trị kịp thời. Tuy không phải hầu hết những người bị sốt xuất huyết đều có thể bị sốc, thế nhưng chúng ta nên thận trọng với những bệnh này để không bị nguy hiểm đến tính mạng.

Chú ý: Thông thường, quá trình diễn biến của bệnh từ 2 đến 7 ngày, nguy hiểm thường xảy ra ở ngày sốt thứ tư, thứ năm: người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, đái ít, bứt rứt, mạch nhanh nhẹ, huyết áp hạ; nặng hơn nữa là không đo được mạch, huyết áp (biểu hiện của trụy mạch).

Người bệnh cần được điều trị tích cực và hỗ trợ truyền máu, không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nặng như sốc, trụy mạch, xuất huyết các cơ quan nội tạng, xuất huyết não... gây nguy hiểm đến tính mạng.

Phân biệt sốt thông thường và sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết:

  • 2 - 3 ngày đầu: Sốt cao, khó hạ sốt, đau mỏi người, đau đầu, nhức hố mắt,... Số ít trường hợp sốt nhẹ.
  • Ngày thứ 3 - 7: Hết sốt, trên da nổi mẩn đỏ ở nhiều mức độ, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, chảy máu lợi, bất thường về kinh nguyệt, đi ngoài phân đen, nôn ra máu,...
  • Ngày thứ 7 trở đi: Hồi phục, có ban ngứa trên da.
  • Khi lui sốt là bắt đầu bước vào giai đoạn biến chứng nguy hiểm, cần được khám, theo dõi để xử lý kịp thời.

Sốt thông thường

Sốt cao nhưng là sốt từng cơn kèm theo các triệu chứng đau họng, sổ mũi, ho, đau nhức toàn thân, có hoặc không có phát ban nhưng nốt phát ban sẽ biến mất khi da được kéo căng...

Khi bệnh lui tức là bệnh đang khỏi dần dần.

Thứ Ba, 05/07/2022 14:47
11 👨 1.724
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình