Vì sao dự báo thời tiết lại dùng milimét để đo lượng nước mưa?

Trong chương trình dự báo thời tiết, các biên tập viên thường nói lượng mưa khoảng vài trăm hay vài chục milimét (mm). Vậy, tại sao người tà lại dùng milimét để đo lượng nước mưa mà không dùng mét (m), centimét (cm), việc đo lượng mưa diễn ra như thế nào?

Lượng mưa là chiều dày của lớp nước mưa rơi xuống tại một địa điểm nào đó. Nếu trong chương trình dự báo thời tiết, người ta thông báo "đo được lượng mưa khoảng 300mm", thì điều đó có nghĩa, đường sẽ ngập khoảng 300mm nước sau cơn mưa nếu đất không ngấm nước. Tuy nhiên trong thực tế, đất sẽ ngấm nước và lượng nước đó lại chảy ra các sông, suối… nên chúng ta sẽ không thể cảm nhận trực tiếp được lượng nước mưa.

Thiết bị đo lượng mưa

Thiết bị đo lượng mưa được gọi là vũ lượng kế, được chế tạo khá đơn giản, chỉ cần một ống trụ tròn có đáy phẳng và có đánh dấu đơn vị đo như mm hay cm. Khi trời mưa, chỉ cần để ống trụ này ngoài trời. Sau cơn mưa, lượng mưa chính là lượng nước thu được trong ống trụ.

Điều thú vị là kích thước của ống trụ to nhỏ không quan trọng trong việc đo lượng nước mưa vì thể tích của trụ được tính bằng chiều cao nhân với diện tích đáy. Miệng ống trụ có chu vi to như cái cốc, cái chậu, hay chỉ nhỏ bằng ống nghiệm đều có thể đo được lượng mưa. Nhưng ống trụ có chu vi miệng càng to thì việc đo đạc sẽ càng dễ dàng và chính xác hơn.

Với một cơn mưa có lượng mưa 200mm và cái sân 100m2 sẽ thu được 20m3 nước. Vì vậy, nếu mưa trên diện tích lớn ở nhiều tỉnh thành phố, lượng nước chảy về các sông suối sẽ cực kỳ lớn.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) quy định lượng nước mưa lớn hay nhỏ căn cứ theo số liệu dưới đây.

Lượng mưa đo được
Mưa vừaTừ 16 đến 50mm/24h, hoặc 8 đến 25mm/12h
Mưa toTừ 51 đến 100mm/24h, hoặc 26 đến 50mm/12h
Mưa rất to> 100mm/24h, hoặc > 50mm/12h

Theo các nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa, từ cấp mưa to (51-100 mm/24h) trở lên đã bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người.

Thứ Hai, 27/07/2020 09:14
3,615 👨 64.073
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học