Cách kiểm tra MacBook cũ trước khi mua

Nếu bạn muốn chuyển từ máy tính Windows sang Mac nhưng ngân sách có chút eo hẹp thì mua một chiếc MacBook cũ là sự lựa chọn vô cùng đúng đắn. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm tra thật kỹ máy tính cũ trước khi bỏ tiền ra mua, nhất là MacBook. Dưới đây là các vấn đề bạn nên kiểm tra thật kĩ lưỡng trước khi mua MacBook cũ.

Kiểm tra xem có hỏng hóc hư hại gì không?

Kiểm tra cẩn thận xem xung quanh vỏ ngoài, thân máy có bị hư hại vật lý gì không, ví dụ như những vết móp do va đập hoặc xước trên vỏ máy. Tiếp theo, kiểm tra các con ốc trên máy còn đầy đủ không, được gắn chặt chưa. Thiếu đi một con ốc cũng có thể là bằng chứng cho việc máy đã bị đem đi sửa chữa ở nơi không có dịch vụ sửa chữa chính hãng. Ngoài ra, đảm bảo màn hình và vỏ máy không bị cong vênh.

Cuối cùng, kiểm tra bản lề giữa màn hình và bàn phím, bản lề này cần chắc chắn, chứ không phải lỏng lẻo, dễ dàng bị đổ gập xuống khi mở máy.

Kiểm tra tình trạng máy

Người bán nào cũng đảm bảo với máy MacBook đang hoạt động vô cùng tốt. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên tin một nửa thôi. Vào About This Mac trên máy để kiểm tra số seri và chính xác đời máy MacBook bạn đang có ý định mua.

Nếu chiếc Mac đã qua sử dụng này không được cài đặt hệ điều hành macOS, bạn có thể kiểm tra số seri máy ở bên dưới thân máy (lật ngược máy lên, vỏ máy dưới đế có in các thông tin về máy).

Thông tin máy
Thông tin máy

Khởi động lại máy

Đảm bảo máy tính có thể khởi động và macOS chạy được từ lúc bấm nút nguồn cho đến khi màn hình nền hiển thị. Nếu máy này không cài đặt hệ điều hành macOS, sử dụng ổ cứng ngoài có cài macOS để bật. Giữ phím Option khi hệ thống bắt đầu chạy và lựa chọn ổ cứng ngoài.

Nếu Mac không bật, đây rõ ràng là một chiếc máy hoạt động bất thường. Kiểm tra lỗi Mac không khởi động được tại đây.

Tắt mật khẩu hệ thống

Người dùng Mac thường cài đặt rất nhiều mật khẩu trên thiết bị của họ, chúng có thể trở thành rắc rối vô cùng lớn đối với người mới dùng Mac. Nếu người bán thiết lập một mật khẩu firmware trên thiết bị, bạn sẽ không thể khởi động Mac từ ổ USB. Khi khởi động Mac và nghe thấy tiếng hệ thống, ấn giữ phím Option. Nếu bị yêu cầu mật khẩu firmware, hãy bảo người chủ máy tính tắt nó đi.

Dưới đây là cách tắt mật khẩu firmware:

  1. Tắt máy tính Mac.
  2. Bật máy lên và giữ phím Command + R ngay sau đó.
  3. Thả tay khỏi phím khi thấy biểu tượng khóa và dòng mật khẩu.
  4. Hỏi để nhập mật khẩu firmware.
  5. Bấm vào Utilities và chọn Firmware Password Utility hoặc Startup Security Utility.
  6. Chọn Turn Off Firmware Password.
  7. Nhập mật khẩu firmware khi được yêu cầu.
  8. Tắt Utility và khởi động lại Mac.

Kiểm tra tình trạng màn hình

Chỉ một chấm pixel nhỏ bị hỏng thôi cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị của cả màn hình. Vì vậy hãy kiểm tra khả năng hiển thị màn hình thật kĩ, bật màn sáng tối để xem toàn bộ chất lượng.

Kiểm tra bàn phím

Sử dụng app Text Edit tích hợp sẵn trong macOS để kiểm tra khả năng hoạt động của bàn phím. Mở ứng dụng và gõ tất cả các phím để kiểm tra. Nếu bàn phím chữ đã hoạt động ổn, giờ bật phím Caps Lock lên để kiểm tra các phím chức năng. Mong là máy không có phím nào bị kẹt hay liệt nút, điều rất hay xảy ra trên các MacBook có bàn phím cánh bướm.

Kiểm tra bàn phím trên Text Edit
Kiểm tra bàn phím trên Text Edit

Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng Keyboard Viewer. Vào phần menu ngôn ngữ trên thanh menu, chọn Show Keyboard Viewer. Bây giờ mọi phím bạn nhấn sẽ được hiển thị trên cửa sổ bàn phím ở màn hình.

Keyboard Viewer
Keyboard Viewer

Kiểm tra ổ cứng quang

Nếu chiếc Mac bạn định mua vẫn còn ổ cứng quang để chạy DVD hay CD, kiểm tra xem nó có thể đọc đĩa bình thường không.

Kiểm tra kết nối các cổng

Cách kiểm tra rất dễ dàng. Kết nối máy với ổ cứng ngoài thông qua các cổng USB trên Mac, làm y như vậy với giắc cắm tai nghe. Tất cả đều hoạt động ổn thì tuyệt quá rồi.

Kiểm tra webcam trên máy

Mở ứng dụng Facetime hoặc Photo Booth của Apple để kiểm tra camera iSight. Nếu thấy khuôn mặt của bạn xuất hiện trên màn hình thì webcam trên chiếc máy này hoạt động bình thường.

Nếu khi mở ứng dụng mà thấy một thông báo “There is no connected camera” thì đổi camera mặc định sang camera iSight. Nếu vấn đề vẫn tồn tại thì webcam của máy này có vấn đề rồi.

Kiểm tra ổ cứng

Disk Utility là công cụ đắc lực để giúp bạn kiểm tra tình trạng ổ cứng trên Mac. Hãy làm theo các bước sau:

  1. Vào Applications trong Finder.
  2. Chọn Utilities.
  3. Chọn Disk Utility.
  4. Bấm vào First Aid trong menu ở trên.
  5. Chọn Run.

Quá trình kiểm tra sẽ mất một khoảng thời gian và khi xong, bạn sẽ thấy một cửa sổ hiển thị tình trạng của ổ cứng trên máy. Nếu không có dòng nào bị bôi đỏ, có nghĩa không có vấn đề gì về ổ cứng trên máy Mac này.

Kiểm tra ổ cứng
Kiểm tra ổ cứng

Kiểm tra tình trạng pin

MacBook thường được biết đến là dòng laptop có thời lượng pin vô cùng ổn, vì vậy bạn cũng nên kiểm tra tình trạng pin của máy đã qua sử dụng, đảm bảo pin không bị chai quá nhiều.

Cách kiểm tra tình trạng pin máy Mac:

  1. Bấm vào logo Apple.
  2. Giữ phím Option.
  3. Chọn System Information.
  4. Mở phần Power từ menu sidebar.
  5. Chú ý phần Health Information.

Phần Cycle countCondition sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng pin của máy. Hầu hết pin của máy Mac đều có thể kéo dài tới 300 đến 1000 chu kì sạc. Theo lý thuyết, chu kì sạc càng ít càng tốt.

Kiểm tra tình trạng pin
Kiểm tra tình trạng pin

Kiểm tra phần cứng máy

Bước cuối cùng trước khi quyết định có mua máy hay không đó là kiểm tra phần cứng máy (Apple Hardware Test hoặc Apple Diagnostics trên các mẫu Mac mới). Chương trình này sẽ phát hiện các vấn đề trong máy chủ, bộ nhớ và các thành phần phần cứng khác.

Cách mở Apple Hardware Test:

  1. Ngắt kết nối tất cả các thiết bị ngoại vi và tắt máy.
  2. Bật máy lại và giữ phím D.
  3. Chọn ngôn ngữ và ấn mũi tên để chạy trình kiểm tra.
Thứ Tư, 11/11/2020 16:08
32 👨 2.998
0 Bình luận
Sắp xếp theo