Đánh giá laptop Asus VivoBook 14: Đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng hàng ngày

Dòng Asus VivoBook đã được mở rộng với ultrabook 14 inch, trang bị đồ họa Nvidia GeForce MX230 chuyên dụng, bên trong là chip Intel Core i5-8265U.

Vậy liệu Asus VivoBook 14 mới có tốt không? Hãy cùng Quantrimang.com đánh giá chi tiết về chiếc laptop này qua bài viết sau đây.

Thông số kỹ thuật của Asus VivoBook 14

  • Bộ xử lý: Core i5-8265U, 4 nhân, TDP 15 Watts
  • Đồ họa: NVIDIA GeForce MX230
  • Bộ nhớ: 8192MB
  • Màn hình: 14 inch (16:9), 1920 x 1080 pixel, 157 PPI
  • Bo mạch chủ: Intel Cannon Lake-U PCH-LP Premium
  • Trọng lượng: 1,46 kg
  • Giá tham khảo: 20.600.000VND
Asus VivoBook 14
Asus VivoBook 14

Vỏ ngoài và kết nối

Với mức giá hơn 20 triệu đồng, người dùng có trong tay chiếc laptop với vỏ ngoài kết hợp 2 chất liệu nhựa và nhôm, nhìn rất sang trọng. Phần bản lề cũng rất chắc chắn.

Nhờ cấu trúc nhỏ gọn và trọng lượng chỉ 1,46kg, Asus VivoBook 14 là người bạn đồng hành phù hợp cho mọi tình huống.

Như trên dòng ZenBook, đầu đọc thẻ SD tích hợp của Asus VivoBook 14 cho thấy những điểm yếu đáng kể. Thiết bị đánh giá đạt tốc độ đọc 25MB/s khoảng 1/3 mức trung bình trên máy tính xách tay cùng loại.

Mặt khác, mô-đun WiFi (chip Realtek RTL8822BE) lại rất nhanh (lên tới 866 Mb/s). VivoBook 14 đạt được tốc độ hơn 600 Mb/s trong các thử nghiệm thực tế.

Thiết bị đầu vào

VivoBook đi kèm với bàn phím chiclet có các phím được bo tròn. Các phím phẳng rộng 15mm (nhỏ hơn các phím trên MacBook Pro 13). Bàn phím cũng có đèn nền và cung cấp 3 mức độ ánh sáng.

Touchpad có kích thước 10,5 x 6,1cm (đủ lớn). Thiết bị quét dấu vân tay cũng được bao gồm trong khu vực này, nhưng đôi khi có thể gây khó chịu.

Nhìn chung, mặc dù có một số điểm yếu, nhưng Asus VivoBook 14 vẫn phù hợp cho mục đích sử dụng hàng ngày.

VivoBook đi kèm với bàn phím chiclet có các phím được bo tròn
VivoBook đi kèm với bàn phím chiclet có các phím được bo tròn

Màn hình

VivoBook 14 có màn hình Full HD với góc nhìn ổn định. Tuy nhiên, độ sáng, đạt mức trung bình chỉ 256 cd/m2, là một điểm yếu. Theo thử nghiệm Calman, việc tái tạo màu sắc và thang độ xám khá tốt, nhờ tấm nền IPS.

Dưới ánh sáng yếu, Asus VivoBook được hỗ trợ bởi màn hình nhám (matte), do đó không có hiện tượng phản xạ cản trở quá trình làm việc. Thật không may, chiếc laptop này không phù hợp để sử dụng ngoài trời.

Hiệu suất

Asus VivoBook có sẵn màu đen, xanh và bạc. Máy được trang bị một ổ SSD 256GB, RAM 8GB, Intel Core i5-8265U lõi tứ và GPU Nvidia GeForce MX230 chuyên dụng

Bộ xử lý

Bộ xử lý Intel Core i5-8265U được xây dựng bằng kiến ​​trúc Whiskey Lake và có tốc độ xung nhịp lên tới 3,9GHz (3,7GHz với cả 4 lõi). Hiệu năng của CPU này đủ để sử dụng ở mức tiêu chuẩn, thậm chí đủ để chạy các phần mềm và game đòi hỏi khắt khe hơn một chút. Hãy xem tốc độ xung nhịp của CPU trong quá trình tải kéo dài bằng Cinebench R15.

Có thể thấy rằng kết quả giảm 120 điểm (tương đương 20%) chỉ sau vài lần chạy. Tốc độ xung nhịp cao chỉ có thể được duy trì trong một thời gian ngắn. Sau lần chạy thứ hai, CPU thay đổi trong khoảng từ 2,2 đến 2,4GHz, đó là lý do tại sao điểm số thấp hơn. Tuy nhiên, máy vẫn đạt trên tốc độ cơ bản 1,6GHz và không tăng tốc trong suốt quá trình thử nghiệm.

Tốc độ xung nhịp cao chỉ có thể được duy trì trong một thời gian ngắn
Tốc độ xung nhịp cao chỉ có thể được duy trì trong một thời gian ngắn

VivoBook hiện tại với Nvidia GeForce MX230 hoạt động kém hơn đáng kể so với HP ProBook 430 G6 trong bài kiểm tra kéo dài. Cũng cần lưu ý rằng số điểm tối đa hơn 600 điểm chỉ có thể đạt được sau khi thực hiện cool boot.

Hiệu suất hệ thống

2 ưu điểm khả năng lưu trữ nhanh và hiệu năng tương đối tốt được tìm thấy trong máy tính xách tay Asus 14 inch này. Kết quả PCMark 10 không quá tích cực trong tất cả các khía cạnh. Nhược điểm nhỏ trong việc tạo nội dung số có thể là do vấn đề nhiệt. Nhìn chung, kết quả tổng thể vẫn có thể chấp nhận được.

Card đồ họa

VivoBook 14 tự hào có Nvidia GeForce MX230, có thể xử lý tốt việc sử dụng hàng ngày. Card đồ họa chuyên dụng này được xây dựng bằng kiến ​​trúc Pascal từ Nvidia. Trong cấu hình này, GPU đi kèm với bộ nhớ DDR5 2GB. Tốc độ xung nhịp là 1519MHz (1531MHz sau Boost).

GeForce MX230 hoạt động cao hơn khoảng 10% so với 940MX, nhưng thấp hơn 20-40% so với GeForce MX150.

Ngay khi máy tính xách tay bị ngắt kết nối với nguồn điện, đồ họa bắt đầu hoạt động với hiệu suất thấp hơn khoảng 16% (theo bài kiểm tra 3DMark 11). Do đó, tiềm năng hiệu suất hoàn toàn không thể đạt được khi sử dụng máy tính xách tay ở trạng thái không cắm sạc.

Hiệu suất chơi game

Nvidia GeForce MX230 không phải là một card đồ họa chơi game điển hình. Tuy nhiên, một số game vẫn có thể được thưởng thức trên VivoBook. Các game hiện đại (khoảng năm 2019, 2018) hầu hết chỉ có thể chơi ở mức chất lượng thấp. Nhìn chung, có thể kết luận rằng card đồ họa chuyên dụng được sử dụng ở đây nhanh hơn một chút so với Nvidia GeForce 940MX.

Tiếng ồn và nhiệt độ khi chạy

Độ ồn của Asus VivoBook 14 vẫn nằm ở mức vừa phải (38dB).

Cho dù sử dụng bình thường hay ở mức độ cao, luôn có một mối lo ngại rằng máy tính xách tay Asus sẽ trở nên quá nóng. Điểm nóng nhất trên máy đạt 45°C (nằm ở phía trên bên trái của bàn phím).

Thử nghiệm stress test đặc biệt đáng quan tâm, vì nó đo nhiệt độ lõi và tốc độ xung nhịp ở bên trong khi hoạt động ở mức tối đa.

Ngay sau vài phút, CPU phải điều tiết rất nhiều. Nhiệt độ lõi tối đa đạt được, vượt quá giới hạn 90°C. CPU sau đó có thể duy trì ở mức dưới 75°C, khi tốc độ xung nhịp giảm.

Loa

Loa âm thanh nổi đủ để bạn thưởng thức các video trên YouTube hoặc gọi video thường xuyên. Chất lượng âm thanh hơi kém để phát nhạc.

Tiêu thụ năng lượng

Khi không sử dụng, Asus VivoBook 14 không ngốn nhiều điện, chỉ tiêu thụ từ 3,7 đến 8,3 Watt để duy trì hoạt động. Khi hoạt động tối đa, công suất này tăng lên tới 61,6 Watt. Ở mức trung bình và trong khi chạy 3DMark, mức tiêu thụ điện năng giảm từ 43 Watt (tối đa) xuống còn 31 Watt (trung bình).

Tuổi thọ pin

Phần cứng bên trong ZenBook 14 được nâng cấp với VivoBook 14 thông qua việc sử dụng card đồ họa chuyên dụng. Sức mạnh thêm này gây ảnh hưởng đến thời lượng pin. Nhưng thay vì được trang bị pin 50Wh như ZenBook, VivoBook chỉ đi kèm với pin 37Wh. Sự khác biệt có thể được nhìn thấy rõ trong thử nghiệm WiFi thực tế. Thiết bị được đánh giá có thời lượng pin 5,5 giờ.

Kết luận

Để đáp ứng nhu cầu hàng ngày cho công việc văn phòng, thưởng thức nội dung đa phương tiện và chơi game, Asus cung cấp cho VivoBook 14 một thiết lập hoàn chỉnh với giá hơn 20 triệu đồng. Máy tính xách tay Asus này trông rất sang trọng, mặc dù nó được làm bằng nhựa. Nếu được cải thiện thêm một chút về vấn đề nhiệt và thời lượng pin, đây sẽ là một lựa chọn rất đáng xem xét.

Thứ Bảy, 18/04/2020 11:34
53 👨 2.825
0 Bình luận
Sắp xếp theo