Cách kiểm tra tin tức thật giả trên Facebook

Xác định được tin nào là thật, tin nào chỉ là hư cấu

Mỗi ngày luôn có hàng tá những tin đồn, câu chuyện giật gân lan tràn trên mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. Bằng cách sử dụng những hình ảnh/video không có thật hoặc đã qua chỉnh sửa, nhiều người đã hư cấu nên những câu chuyện, sự việc với mục đích để trở nên nổi như cồn trên mạng xã hội.

Vậy câu hỏi đặt ra, trong thời đại thông tin như vũ bão, làm sao để chúng ta phát hiện được những thông tin này là đúng hay sai, thật hay giả? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Quản Trị Mạng nhé.

Tìm kiếm ngược bằng hình ảnh

Trước hết, để xác thực một nguồn tin chứa hình ảnh, được cho là ảnh thật, mắt thấy tai nghe, chúng ta có thể sử dụng thủ pháp tìm kiếm ngược hình ảnh được Google cung cấp. Về cơ bản, chúng ta có thể sử dụng hình ảnh làm nội dung tìm kiếm, để tìm hình ảnh có liên quan từ khắp nơi trên mạng Internet.

Trong đó, kết quả mà chúng ta nhận được khi bạn tìm kiếm bằng hình ảnh bao gồm:

  • Các hình ảnh tương tự
  • Các trang web có chứa hình ảnh

Tìm kiếm ngược bằng hình ảnh

Từ đó, chúng ta có thể lần ra dấu vết của những câu chuyện hư cấu trên mạng xã hội. Như minh họa ở trên là bánh trung thu được làm bằng vàng ròng ở Trung Quốc.

Sử dụng công cụ YouTube DataViewer

Trong trường hợp các tin đồn là video trên Youtube, chúng ta có thể kiểm chứng các video này thông qua một công cụ có tên là YouTube DataViewer. Về cơ bản, YouTube DataViewer là một công cụ được đưa ra bởi Tổ chức Ân xá Quốc tế cho phép người dùng phát hiện những video có sử dụng hình ảnh, đoạn video trên Youtube đã được bảo hộ.

Công cụ YouTube DataViewer

Mục đích chính của công cụ này đó là tìm ra những video đã bị ăn cắp, hoặc bị đăng lại dưới danh nghĩa một người dùng khác. Dựa vào điều này, chúng ta có thể dễ dàng xác thực được video Youtube đang gây sốt của cộng đồng mạng là video mới, hay đã được xào lại với mục đích không chính đáng.

Cơ chế hoạt động của YouTube DataViewer cũng rất đơn giản, chúng ta chỉ cần đưa đường link URL của video cần kiểm chứng vào công cụ này, sau đó dữ liệu sẽ được tải lên, phân tích và so sánh với các video đã tồn tại trên Youtube. Tất nhiên, càng nhiều phiên bản "lậu" của video xuất hiện trên Youtube, việc xác minh sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Sử dụng công cụ Exif Viewer Jeffrey

Tương tự như Google Hình ảnh, Exif Viewer Jeffrey là một công cụ trực tuyến cho phép người dùng biết được EXIF của bức ảnh. Cho những ai chưa biết, EXIF là một phần chứa rất nhiều thông tin về các bức ảnh mà ai đó chụp được, nó còn có khả năng tận dụng cảm biến GPS tích hợp trên camera để ghi lại vị trí mà bức ảnh đó được chụp.

Công cụ Exit Viewer

EXIF là viết tắt của Exchangeable Image File Format (định dạng file ảnh có thể chuyển đổi). Mỗi khi chụp một bức ảnh từ camera hoặc điện thoại, một tập tin (thường là JPEG) sẽ được ghi lên thiết bị lưu trữ của chúng ta. Ngoài việc cung cấp hệ số bit cho toàn bộ các bức ảnh thì EXIF còn có khả năng lưu lại các siêu dữ liệu (metadata) như: thời gian chụp, các thiết lập của máy ảnh và có thể là các thông tin về bản quyền của bức ảnh đó.

Cuối cùng, nếu chúng ta sử dụng điện thoại hoặc máy ảnh có cảm biến GPS, EXIF còn có thể ghi lại các dữ liệu cụ thể về địa điểm mà bạn đã chụp tấm ảnh đó. Điều này đồng nghĩa, nếu sử dụng Exif Viewer Jeffrey, chúng ta có thể lần ra tấm hình gây sốt mà các cư dân mạng đang chia sẻ nườm nượp.

Sử dụng công cụ FotoForensics

Ngày nay, với sự trợ giúp của công cụ Photoshop cùng các chương trình xử lý ảnh chuyên nghiệp, người dùng vẫn có thể dễ dàng biến một tấm ảnh bình thường thành tấm ảnh "đặc biệt".

Công cụ FotoForensics

Chính vì lẽ đó mà khi xem những tấm ảnh gây sốt hoặc "không thể tin nổi" như ví dụ ở trên được chia sẻ công khai trên mạng xã hội sẽ khiến chúng ta không biết đâu mà lần, rằng đâu là ảnh thật, đâu là ảnh đã qua chỉnh sửa nếu chỉ quan sát bằng mắt thường?

Và đó là lúc chúng ta cần tới dịch vụ trực tuyến FotoForensics. Với việc đưa vào URL hình ảnh hoặc tải ảnh trực tiếp, FotoForensics sẽ sử dụng thuật toán thông minh Error Level Analysis (ELA) nhằm phân tích lỗi ảnh ở từng cấp độ khác nhau. Khi xử lý hoàn tất, trang kết quả sẽ cung cấp ảnh ban đầu và ảnh phân tích, chúng ta có thể quan sát và so sánh hai bức ảnh này sẽ biết được là ảnh đã chỉnh sửa hay chưa, thậm chí là thay đổi như thế nào.

Sử dụng công cụ WolframAlpha

Được biết, WolframAlpha là một công cụ điện toán thông minh, cho phép bạn kiểm tra các điều kiện thời tiết ở tại một thời điểm và địa điểm cụ thể. Qua đó, chúng ta thể tìm kiếm các thông tin bằng cách sử dụng các câu hỏi như: "Thời tiết ở Hà Nội lúc 6h tối ngày 22 tháng 09 năm 2015" để biết chính xác thông tin thời tiết cần biết.

Công cụ WolframAlpha

Ví dụ, nếu ai đó chia sẻ một bức ảnh: "Hà Nội đang nóng chảy mỡ" trên dòng thời gian của mình và WolframAlpha báo rằng Hà Nội lúc này chỉ khoảng dưới 30 độ thì rõ ràng, ai đó chỉ đang chém gió mà thôi.

Sử dụng bản đồ trực tuyến

Trường hợp cuối cùng, nếu nghi ngờ về địa điểm từ những bức ảnh được chụp bởi các "hotboy", "hotgirl" hay check-in, du lịch năm châu, bốn bể, chúng ta có thể kiểm chứng thông qua các công cụ bản đồ trực tuyến là Google Street, Google Earth và Wikimapia...

Sử dụng bản đồ trực tuyến

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Năm, 05/01/2017 09:41
21 👨 2.663
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Facebook