Làm thế nào để xác định bộ nhớ máy tính có vấn đề hay không?
Một bộ nhớ bad có thể gây ra rất nhiều các vấn đề khác nhau trên máy tính. Dưới đây chỉ là một vài trong số rất nhiều các vấn đề bạn có thể gặp phải. Điều quan trọng cần nhớ là các vấn đề dưới đây cũng có thể không chỉ xuất phát từ nguyên nhân bộ nhớ có vấn đề.
1. Máy tính không khởi động, và bạn nhận được một mã bíp. Vui lòng tham khảo bài viết: Cách chẩn đoán lỗi máy tính qua tiếng bíp để biết thêm chi tiết.
2. Sự cố máy tính ngẫu nhiên gây ra các lỗi như BSOD (lỗi màn hình xanh chết chóc), thông báo lỗi General Protection Fault, Illegal Operations, Fatal Exceptions, v.v...
3. Khởi động lại máy tính ngẫu nhiên.
4. Lỗi cài đặt chương trình hoặc các lỗi Windows khác.
Lưu ý trước khi kiểm tra bộ nhớ: Nếu gần đây bạn đã thêm bất kỳ bộ nhớ mới nào vào máy tính, bạn nên tạm thời tháo bộ nhớ đó ra để đảm bảo bộ nhớ mới không phải là nguyên nhân gây ra sự cố của bạn.
Bộ nhớ máy tính có vấn đề hay không?
Kiểm tra bằng phần mềm
Có một số chương trình phần mềm có sẵn, được thiết kế để kiểm tra phần cứng máy tính, bao gồm cả bộ nhớ của máy tính:
- Windows Vista, Windows 7 và Windows 10 có Windows Memory Diagnostics Tool (Công cụ Chẩn đoán Bộ nhớ Windows). Công cụ này có thể truy cập bằng cách nhấp vào Start Orb và nhập "memory" trong run line. Chạy lệnh này sẽ mở Windows Memory Diagnostics Tool với hai tùy chọn: "Restart now and check for problems" hoặc "Check for problems the next time I start my computer". Chọn một trong các tùy chọn này sẽ chạy tính năng kiểm tra bộ nhớ máy tính trong lần khởi động tiếp theo.
- Memtest86 - Đề xuất của bài viết hôm nay để kiểm tra lỗi bộ nhớ máy tính, Memtest86, là một công cụ thử nghiệm bộ nhớ x86 tương thích, miễn phí.
- DocMemory - Một giải pháp phần mềm tuyệt vời khác để kiểm tra trạng thái bộ nhớ máy tính của bạn. (Link tải: http://www.auyanet.net/?p=17471)
Dưới đây là danh sách một số sản phẩm tuyệt vời khác bạn có thể tham khảo.
- Memorytesters.com - Các công ty cung cấp giải pháp phần cứng khác nhau để kiểm tra bộ nhớ máy tính. Đây là những phương pháp chất lượng cao nhất để kiểm tra bộ nhớ, nhưng có khả năng chỉ được sử dụng tại một trung tâm dịch vụ máy tính vì chi phí khá cao.
- PC-doctor.com - Một giải pháp tuyệt vời, nhưng có giá hơi cao, thường được các trung tâm dịch vụ và kỹ thuật viên sử dụng để chẩn đoán các vấn đề phần cứng máy tính, bao gồm các vấn đề về bộ nhớ.
- PC-diagnostics.com - Một công ty cung cấp cả giải pháp phần cứng và phần mềm để kiểm tra hầu hết các phần cứng máy tính, kể cả bộ nhớ.
- Ultra-X (uxd.com) - Một bộ sưu tập tuyệt vời các sản phẩm có thể giúp kiểm tra phần cứng máy tính, bao gồm cả bộ nhớ.
Tráo đổi và tháo bộ nhớ
Nếu bạn có quyền tiếp cận với bộ nhớ tương thích từ một máy tính khác, bạn có thể tráo đổi bộ nhớ đó vào máy tính của mình, để xem đó có phải là nguyên nhân gây ra vấn đề không. Sử dụng bộ nhớ thay thế trong một máy tính có thể đang gặp vấn đề về bộ nhớ là một phương pháp kiểm tra hữu hiệu.
Nếu bộ nhớ của bạn vẫn hoạt động bình thường trong một máy tính khác mà không gặp bất kỳ sự cố nào, bạn có thể gặp phải vấn đề với bo mạch chủ, PSU hoặc một sự cố phần cứng khác.
Thay thế bộ nhớ
Nếu bạn đã xác định được rằng bộ nhớ máy tính của mình có vấn đề, lời khuyên tốt nhất lúc này là bạn nên thay thế bộ nhớ cũ bằng một bộ nhớ mới. Bạn có thể tìm thấy thông tin bổ sung và mẹo mua bộ nhớ máy tính trong phần tiếp theo của bài viết.
Mẹo chọn mua bộ nhớ máy tính
Như đã nói ở trên, bộ nhớ máy tính là một trong những chi tiết được mua và thay thế phổ biến nhất. Dưới đây là danh sách những điều cần cân nhắc và một số mẹo khác nhau khi chọn mua bộ nhớ máy tính.
Máy tính cần loại bộ nhớ nào?
Xác định loại bộ nhớ cần thiết
Cho đến thời điểm hiện tại, cách tốt nhất để xác định bộ nhớ nào nên sử dụng với máy tính là thông qua tài liệu của nhà sản xuất máy tính hoặc bo mạch chủ. Nếu bạn không có tài liệu về sản phẩm của mình, bạn cũng có thể tìm thấy tài liệu trực tuyến thông qua trang web nhà sản xuất máy tính hoặc trang web nhà sản xuất bo mạch chủ.
Ví dụ, các tính năng trong tài liệu về bo mạch chủ có thể liệt kê những thông tin tương tự như ví dụ dưới đây:
- Hỗ trợ DDR 400/333/266 SDRAM.
- Hỗ trợ tối đa 3 DIMM hoặc DDR SDRAM 2,5 volt.
- Tối đa 1GB cho mỗi DIMM với dung lượng bộ nhớ tối đa lên tới 3GB.
Trong ví dụ trên, bạn có thể thấy bo mạch chủ này hỗ trợ DDR SDRAM DIMM ở tốc độ 400, 333 và 266.
Sử dụng công cụ hoặc dịch vụ của bên thứ ba
Một tùy chọn khác là sử dụng tiện ích phần mềm của bên thứ ba hoặc dịch vụ trực tuyến có thể cung cấp chi tiết về các thành phần trong máy tính. Những tiện ích này có thể quét máy tính của bạn và đưa ra một báo cáo chi tiết về mọi thứ trong máy tính, bao gồm cả bộ nhớ. Ví dụ, Crucial System Scanner (http://www.crucial.com) là một tiện ích miễn phí có thể quét máy tính của bạn, và cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về bộ nhớ đã cài đặt, cũng như bất kỳ khe cắm bộ nhớ có sẵn nào.
Kiểm tra bên ngoài bộ nhớ
Cuối cùng, bạn cũng có thể mở máy tính. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa ESD (hiện tượng xả tĩnh điện), tháo một trong các thanh bộ nhớ và kiểm tra vật lý để tìm bất kỳ nhãn nhận dạng hoặc nhãn in nào.
Những gì cần tìm trong bộ nhớ
Dưới đây là danh sách ngắn về những gì bạn nên tìm kiếm hoặc xác định khi cố gắng kiểm tra bộ nhớ máy tính đang sử dụng.
Loại bộ nhớ
Loại máy tính sử dụng loại bộ nhớ nào? Một số ví dụ về các loại bộ nhớ khác nhau bao gồm DDR-SDRAM, DDR2-SDRAM, DIMM, DRAM, EDO, FPM, SDRAM, LIMM, RDRAM (RAMBUS), RIMM, SIMM và SODIMM. Các máy tính ngày nay thường sử dụng một biến thể của bộ nhớ DIMM/SDRAM.
Số lượng pin
Máy tính chấp nhận bao nhiêu pin? 72, 30, 168, 184 hay 240 pin? Tất cả điều này phụ thuộc vào loại bộ nhớ.
Tốc độ bộ nhớ
Có hai phép đo chính về tốc độ bộ nhớ.
- "Tốc độ" của bộ nhớ thường đề cập đến số lần bộ nhớ có thể đọc hoặc thay đổi dữ liệu của mình mỗi giây. Tốc độ này được đo bằng MHz và ảnh hưởng mạnh đến hiệu năng tổng thể của CPU.
- Độ trễ là khoảng thời gian (rất ngắn) để bộ nhớ đáp ứng yêu cầu thông tin, truy cập dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ và gửi dữ liệu đó tới CPU. Độ trễ được đo bằng nano giây (ns).
Mặc dù độ trễ là một số liệu quan trọng, sự khác biệt về độ trễ tương đối nhỏ trong các mô-đun RAM tương thích. Khi đưa ra quyết định về bộ nhớ sử dụng trong máy tính của bạn, tốc độ đo bằng MHz thường là con số quan trọng hơn cần cân nhắc.
Lưu ý: Nếu bạn cài đặt nhiều bộ nhớ với các tốc độ khác nhau trong máy tính, bộ nhớ có tốc độ thấp hơn sẽ được sử dụng và bạn sẽ không nhận được lợi ích tiềm năng từ mô-đun nhanh hơn. Bất cứ khi nào có thể, hãy sử dụng các mô đun RAM có tốc độ tương đương. Lý tưởng nhất là tất cả các RAM bạn cài đặt nên giống hệt nhau.
Kiểm tra lỗi
ECC (error-correcting code) được sử dụng trong các máy chủ và các máy trạm chuyên nghiệp. Nó hi sinh lợi ích về tốc độ để cung cấp khả năng bảo vệ, cũng như nhanh chóng kiểm tra để đảm bảo không có lỗi khi dữ liệu được sửa đổi trong RAM.
Lỗi có thể xảy ra tự nhiên trong RAM do hiện tượng nhiễu điện từ hoặc lỗi phần cứng. Kết quả là, các bit có thể bị "lật ngược lại" trong RAM: Một số bit 1 được đặt thành 0 hoặc ngược lại. Những lỗi này thường không thiệt hại cho các ứng dụng thông thường như game hoặc việc duyệt web. (Nếu một pixel trong phần nền của video game có giá trị sai, thì bạn có thể không nhận thấy hoặc không quan tâm đến điều đó). Tuy nhiên, đối với các ứng dụng chuyên nghiệp đòi hỏi độ chính xác cao, chẳng hạn như giao dịch tài chính hoặc tính toán khoa học, ECC là tính năng cần thiết. ECC không ngăn chặn hoàn toàn các lỗi, nhưng nó làm giảm khả năng của chúng xảy ra xuống gần bằng không.
Không phải tất cả các bo mạch chủ đều hỗ trợ ECC và những bo mạch chủ hỗ trợ ECC thường có giá đắt hơn. Các mô-đun RAM ECC cũng đắt hơn RAM không có ECC với tốc độ tương đương. Nếu bạn không chắc chắn mình cần ECC, bạn có thể không cần trả thêm tiền để có tính năng này. Xây dựng một máy tính không có hỗ trợ ECC thường là một sự đầu tư sáng suốt, xét về hiệu suất.
Điện áp
Các yêu cầu điện áp là gì? Đảm bảo bạn xác định các yêu cầu về điện áp của bộ nhớ (ví dụ: 1.8v hoặc 2.5v).
Vật liệu tiếp xúc
Vật liệu tiếp xúc là một yếu tố rất quan trọng khi xem xét việc mua bộ nhớ máy tính. Vùng tiếp xúc được phủ bằng vàng hoặc thiếc và phải khớp với vật liệu của khe cắm bộ nhớ. Vật liệu không phù hợp với bộ nhớ và khe cắm tiếp xúc của bộ nhớ có thể gây ra hiện tượng ăn mòn.
Tính độc quyền
Cuối cùng, bộ nhớ trong máy tính của bạn có phải loại độc quyền không, và nếu không, thì tên của nhà sản xuất là gì? Nếu bạn có một máy tính mới mua gần đây (trong vòng 5 năm qua), thì chúc mừng, bạn không cần quan tâm đến điều này.
Trước khi mua bộ nhớ
Đảm bảo máy tính có các khe cắm bộ nhớ khả dụng cho bộ nhớ bạn chuẩn bị cài đặt. Ví dụ, nếu bạn đang cài đặt thêm 1GB bộ nhớ vào máy tính và lập kế hoạch sử dụng hai thẻ nhớ 512MB, hãy đảm bảo bạn có hai khe cắm có sẵn. Nếu bạn không có khe cắm có sẵn, bạn có thể phải tháo bỏ bộ nhớ đã tồn tại và cài đặt bộ nhớ mới. Tuy nhiên, bất kỳ bộ nhớ nào bị loại bỏ đều ảnh hưởng đến tổng số bộ nhớ của bạn. Dưới đây là một ví dụ về tình huống có thể xảy ra.
Một máy tính có bộ nhớ 512MB, từ 4 bộ nhớ RAM 128MB khác nhau và không còn khe cắm nào khác. Nếu bạn muốn nâng cấp lên tổng cộng 1GB, 4 thanh 128MB sẽ cần phải được thay thế bằng 4 thanh 256 MB. Hoặc là, hoặc hai trong số 4 thanh 128MB có thể được thay thế bằng hai thanh 512MB. (1GB = 1024 MB)
Bạn nên có bao nhiêu bộ nhớ?
Câu hỏi này phụ thuộc vào chính bạn, chương trình bạn định chạy trên máy tính và số lượng chương trình bạn mở tại một thời điểm nhất định. Một trong những phương pháp tốt nhất để xác định lượng RAM bạn cần có là xem xét các yêu cầu hệ thống của các chương trình bạn đang chạy trên máy tính và tăng gấp đôi bất kỳ yêu cầu bộ nhớ nào cho chương trình bạn sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, dưới đây là khuyến nghị chung cho bộ nhớ mà một máy tính nên có cho các chương trình và hệ điều hành ngày nay.
- Tối thiểu: 2GB
- Khuyến nghị: 8GB
- Tuyệt vời: 8GB trở lên.
Bạn nên mong đợi điều gì?
Nâng cấp bộ nhớ cho hệ thống máy tính có thể có các lợi ích dưới đây:
- Cho phép các chương trình yêu cầu nhiều bộ nhớ hơn.
- Giúp máy tính hoặc chương trình máy tính tăng tốc độ load và thời gian mở.
- Sửa lỗi bộ nhớ.
Xem thêm:
Bạn nên đọc
-
Xóa sạch thư mục WinSxS để giải phóng không gian Windows
-
Cách khắc phục lỗi bo mạch chủ hiện đèn báo màu đỏ
-
Cách cập nhật và cài đặt lại Realtek HD Audio Manager
-
Hướng dẫn sửa nhanh lỗi "Inaccessible Boot Device" trên Windows
-
11 mẹo kéo dài tuổi thọ máy tính
-
Dấu “X” màu đỏ trên các thư mục Windows có nghĩa là gì?
-
Cách đăng ký dịch vụ lời nhắn thoại của Viettel, MobiFone, Vinaphone...
-
Hướng dẫn sửa lỗi “not recognized as an internal or external command” khi dùng CMD trong Windows
-
Tra cứu phạt nguội cho ô tô, xe máy trên máy tính và điện thoại
Cũ vẫn chất
-
Black Friday là gì? Black Friday 2023 vào ngày nào?
Hôm qua -
Cách sửa file MP4 bị hỏng với thủ thuật đơn giản
Hôm qua -
Cách khởi động và dừng các dịch vụ trong MS SQL Server
Hôm qua -
Cách ẩn tin nhắn Telegram không cần xóa
Hôm qua -
Cách viết số mũ trong Excel, viết chỉ số trên, chỉ số dưới trong Excel
Hôm qua -
Khắc phục lỗi mạng WiFi không hiển thị trên Windows 10
Hôm qua -
Đấu Trường Chân Lý Mobile (TFT Mobile)
-
5 cách tắt Update Windows 11, ngừng cập nhật Win 11
Hôm qua 14 -
200+biệt danh cho người yêu hay và hài hước
Hôm qua 5 -
30 lời chúc sinh nhật chồng yêu ý nghĩa và ngọt ngào
Hôm qua 1