Nếu bạn không còn muốn sử dụng các lưu trữ đám mây thông thường như Dropbox và Google Drive nữa và muốn tạo một đám mây tự lưu trữ (Self-hosted) riêng cho nhóm hoặc doanh nghiệp của bạn thì Nextcloud là một giải pháp lý tưởng. Nó cung cấp gần như tất cả các tính năng cần thiết của một dịch vụ lưu trữ đám mây cùng với tất cả các quyền kiểm soát và bảo mật riêng tư.
Trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Nextcloud, và sau đó thiết lập nó để tạo ra một đám mây riêng. Nếu bạn cần một đám mây riêng bằng cách sử dụng Nextcloud thì hãy làm theo hướng dẫn này.
Tại sao lại sử dụng Nextcloud?
Nextcloud hỗ trợ rất nhiều cho các nền tảng phổ biến - các nền tảng di động cũng như máy tính để bàn. Nó cung cấp các ứng dụng gốc cho hầu hết các hệ điều hành, cho phép bạn hoặc nhóm của bạn làm việc từ bất kỳ thiết bị hoặc địa điểm nào. Điều đó có nghĩa, không phát sinh chi phí cơ sở hạ tầng.
Nextcloud tích hợp nhiều tính năng giúp nó trở thành một giải pháp để tạo đám mây riêng tuyệt vời. Một số tính năng nổi bật của nó bao gồm:
- Giải pháp tự lưu trữ - Bạn có thể kiểm soát Nextcloud gần như mọi nơi - nhà riêng hoặc văn phòng, trung tâm dữ liệu hoặc nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ. Nó cho bạn toàn quyền kiểm soát việc lưu trữ dữ liệu.
- Tính năng chia sẻ - Nextcloud cho phép chia sẻ các file một cách an toàn. Bạn có thể chia sẻ file với bất kỳ ai trên hoặc ngoài đám mây bằng cách sử dụng liên kết được bảo vệ bằng mật khẩu và họ cũng có thể tải file lên.
- Ưu tiên bảo mật - Nextcloud có các phương pháp bảo mật tiêu chuẩn bao gồm tính năng mã hóa đầu cuối. Nó hỗ trợ các chương trình xác thực, kiểm soát và sơ đồ cấp phép phổ biến.
- Rất nhiều tích hợp - Nextcloud đi kèm với hỗ trợ tích hợp - ứng dụng và dịch vụ để mở rộng chức năng của đám mây. Ví dụ, bạn có thể quản lý công việc, chỉnh sửa file trong Markdown và thực hiện nhiều tác vụ khác.
Bạn nên thử Nextcloud ở đâu?
Nếu bạn đang tìm kiếm một tài khoản miễn phí để thử Nextcloud, thì bạn có thể sử dụng các dịch vụ cung cấp hosting cung cấp các phiên bản được quản lý của Nextcloud. Tuy nhiên, một tài khoản miễn phí có thể không cung cấp dung lượng hoặc kích thước bộ nhớ lớn cho tất cả các ứng dụng hoặc tính năng.
Vui lòng tìm bên dưới danh sách các dịch vụ này để thử ngay Nextcloud:
- Dediserve - Phân bổ tổng cộng 10GB trong tài khoản miễn phí.
- oCloud.de - Cung cấp một tài khoản miễn phí với dung lượng lưu trữ 1GB.
- OwnDrive - Cung cấp tài khoản 1GB có hỗ trợ cho một số ứng dụng.
- Serverdiscounter - Có một không gian lưu trữ khổng lồ tới 5GB.
- Unixcorn - Cho phép đăng ký nhanh và cung cấp dung lượng 1GB.
- Wölkli - Cung cấp một tài khoản với dung lượng lưu trữ 1GB miễn phí.
Làm thế nào để cài đặt Nextcloud?
Nextcloud có thể được cài đặt trên máy chủ của bạn bằng cách sử dụng bất kỳ phương pháp nào trong ba phương pháp sau:
- Web installer - Đây là cách nhanh nhất để cài đặt Nextcloud trên máy chủ, đặc biệt là trong hosting được chia sẻ. Bạn cần tải một file lên máy chủ của mình và thực thi nó. File đó sẽ tải xuống và cài đặt giải pháp này.
- Archive file - Đây là tùy chọn được đề xuất cho chủ sở hữu máy chủ. Bạn cần tải lên gói hoàn chỉnh (dưới dạng tệp lưu trữ) và trích xuất nội dung của nó trong một thư mục trên web server.
- Appliances - Đây là phương pháp dễ dàng nhất cho những người không am hiểu công nghệ nhưng lại áp dụng cho chủ sở hữu máy chủ. Bạn cần tải xuống một file image có cài đặt sẵn Nextcloud và load file đó lên máy của bạn.
Yêu cầu hệ thống
Trước tiên chúng ta hãy nói về các yêu cầu hệ thống cần thiết để cài đặt và chạy một đám mây riêng bằng cách sử dụng Nextcloud. Vì hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ miễn phí đều cung cấp dịch vụ lưu trữ dựa trên phân phối Linux nên chúng ta sẽ tập trung vào các yêu cầu cho dịch vụ như dưới đây.
- Server OS: CentOS 6.5 hoặc 7, Debian 8+, openSUSE LEAP 42.1 trở lên, Red Hat Enterprise Linux 6.5 trở lên, SUSE Linux Enterprise Server 11 SP3 hoặc 12 và bản phát hành Ubuntu 14.04 trở lên được hỗ trợ.
- Bộ nhớ: Tối thiểu 128 MB, nhưng nên sử dụng RAM 512MB.
- Dung lượng lưu trữ: Tối thiểu 500 MB, nhưng tùy thuộc vào yêu cầu của bạn. Ngoài ra, máy chủ phải cho phép một file có kích thước 65 MB để cài đặt Nextcloud bằng cách sử dụng phương thức dùng web installer (file php đơn).
- Web server: Apache 2.4 (php-fpm, mod_php) hoặc Nginx (php-fpm).
- Cơ sở dữ liệu: MySQL hoặc MariaDB 5.5+ cũng như PostgreSQL 9 và 10.
- PHP: PHP 5.6 và các phiên bản mới hơn được hỗ trợ bởi Nextcloud.
Nhà cung cấp lưu trữ miễn phí
Chúng ta cần một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ để tạo đám mây của riêng mình. Bạn nên tìm một hosting miễn phí đi kèm với các yêu cầu hệ thống tối thiểu cần thiết cho Nextcloud. Nhưng điều này không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Cách cài đặt Nextcloud
Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ cài đặt Nextcloud bằng phương thức đầu tiên, tức là, bằng cách sử dụng trình web installer. Lý do đây là phương pháp đơn giản nhất và là phương pháp duy nhất hoạt động tốt trên shared hosting.
Làm theo các bước dưới đây để bắt đầu và chạy với đám mây riêng của bạn:
1. Trước tiên, mở liên kết này: https://nextcloud.com/install/#instructions-server và chuyển sang tab ‘web installer’ (ở cuối trang) và tải xuống file được đề cập trong bước đầu tiên.
2. Truy cập trang dashboard của máy chủ và mở file manager. Ví dụ, trong 000Webhost, bạn sẽ thấy dashboard sau:
3. Khi đã ở trong file manager, hãy nhấp vào nút upload. Lưu ý rằng bạn có thể thấy một màn hình khác tùy thuộc vào server hoặc host của bạn.
4. Bây giờ hãy chọn file ‘setup-nextcloud.php’ (mà bạn đã tải xuống ở bước 1) từ máy tính và tải file lên server bằng file manager.
5. Sau khi file được tải lên, hãy mở ‘your-domain/setup-nextcloud.php’ trong trình duyệt. Ví dụ, nếu tên miền là ‘example.com’ thì bạn phải điều hướng đến ‘example.com/setup-nextcloud.php’.
6. Bạn sẽ thấy trình hướng dẫn cài đặt của Nextcloud. Nhấp vào Next để bắt đầu.
7. Bây giờ bạn cần chỉ thư mục cài đặt cho Nextcloud. Nếu bạn không muốn sử dụng sub-directly, chỉ cần nhập "." vào tên thư mục. Ví dụ, nếu miền của bạn là ‘example.com’, bạn có thể sử dụng tên miền tương tự để truy cập Nextcloud, nhưng bạn cũng có thể truy cập đám mây riêng của mình tại liên kết ‘example.com/folder-name’.
8. Nếu tất cả tốt đẹp, bây giờ bạn sẽ thấy một trang như sau. Chỉ cần nhấp vào Next.
9. Trong màn hình tiếp theo, Nextcloud sẽ yêu cầu bạn thiết lập một tài khoản quản trị để có thể truy cập và quản lý đám mây riêng của bạn sau đó. Chỉ cần nhập thông tin xác thực bạn muốn và nhấn nút Finish.
10. Xong rôi. Cuối cùng, bạn sẽ thấy thông điệp chào mừng từ Nextcloud.
11. Đó là tất cả những gì bạn cần làm. Bạn đã tạo thành công đám mây riêng của mình bằng cách sử dụng Nextcloud.
Khắc phục sự cố
1. Tôi đã tải lên kho lưu trữ nhưng tôi không thấy nó trên máy chủ của mình.
Trong trường hợp này, có thể máy chủ của bạn không hỗ trợ hiển thị file đủ lớn hoặc không hỗ trợ lưu trữ file tải lên bằng FTP hoặc File Manager. Vui lòng xác minh bằng cách tải lên bất kỳ file nào có kích thước lớn (> 60MB).
Nếu máy chủ không hỗ trợ các file lớn để lưu trữ Nextcloud, bạn có thể trích xuất lưu trữ trên máy tính của mình và tải trực tiếp nội dung được trích xuất trực tiếp lên máy chủ của bạn (public_html hoặc htdocs) qua FTP. Tuy nhiên, lưu trữ Nextcloud có hơn 12 nghìn file, vì vậy, bạn cũng có thể gặp phải sự cố khác khi máy chủ của bạn không hỗ trợ thực hiện quá nhiều yêu cầu tải lên.
2. Tại trang 'Dependency check', xuất hiện lỗi dependencies error
Nếu Nextcloud cho bạn biết về một số vấn đề tại trang 'Dependency check', thì máy chủ của bạn không hỗ trợ tất cả các chương trình/gói cần thiết để chạy nó. Điều đó có nghĩa là bạn cần tìm một máy chủ khác hỗ trợ Nextcloud.
3. Sau trang 'Dependency check', xuất hiện server error.
Trong trường hợp này, máy chủ của bạn không hỗ trợ file đủ lớn để cho phép trình cài đặt tải Nextcloud hoặc máy chủ có thời gian thực hiện ít hơn so với thời gian file thiết lập của Nextcloud cần để hoàn thành.
Bạn có thể tìm hiểu các cài đặt của máy chủ và tăng giới hạn thời gian thực thi của PHP lên 300 giây trở lên.
Bạn có thể làm những gì với Nextcloud?
Điều đầu tiên là kiểm tra các thiết lập của nó và tùy chỉnh những tùy chọn khác nhau để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng - đặc biệt là các tùy chọn mã hóa và bảo mật. Sau đó, chúng tôi đã thử nghiệm tải lên các file và kiểm tra các tính năng của chúng.
Càng tìm hiểu sâu vào Nextcloud, bạn sẽ càng thích nó. Ví dụ, bạn có thể mở rộng chức năng của nó bằng cách thêm ứng dụng từ App Store. Bạn sẽ nhận thấy có rất nhiều ứng dụng khác nhau - cả ứng dụng chính thức và ứng dụng của bên thứ ba - để thêm nhiều tính năng hơn cho Nextcloud. Ví dụ, bạn có thể thêm lịch, danh bạ, tác vụ, v.v...
Bạn có muốn tạo đám mây riêng của mình không? Hãy chia sẻ ý kiến trong phần bình luận bên dưới nhé!
Xem thêm: