Vũ khí viện trợ cho Ukraine bị rao bán trái phép trên Darknet

Một lượng không nhỏ vũ khí quân sự viện trợ cho Ukraine (chủ yếu từ các quốc gia phương Tây hiện) đang được chào bán trái phép trên dark web, theo kết quả điều tra từ hàng loạt tổ chức bảo mật - an ninh mạng quốc tế.

Đáng chú ý, việc bán hoặc mua vũ khí trên Darknet còn có thể diễn ra theo kiểu trao tận tay. Trong các lô hàng có rất nhiều mẫu vũ khí đa dạng, từ súng Carbine mới của phương Tây cho đến súng lục kiểu dáng cũ, hay thậm chí cả các hệ thống tên lửa chống tăng Javelin. Giả sử bằng cách nào đó, những vũ khí này rơi vào thay giới khủng bố, tác hại gây ra sẽ khó có thể đong đếm.

Đa dạng về chủng loại

Kết quả điều tra từ tổ chức tình báo mạng KELA (Israel), có ít nhất 9 bảng danh sách các loại vũ khí tấn công được rao bán trên thị trường web đen có liên quan đến cuộc chiến Ukraine, đến từ ba nhà cung cấp khác nhau.

Đơn bị cung cấp đầu tiên có tên "Weapons Ukraine", rao bán các mặt hàng súng trường tấn công, lựu đạn và áo chống đạn. Mức giá giao động từ 1.100 USD đến 3600 USD cho mỗi mặt hàn, cam kết giao hàng tận nơi trên phạm vi lãnh thổ Ukraine. Mặc dù không có người dùng nào để lại đánh giá, nhưng số hiệu hiển thị cho thấy đã có 32 đơn hàng được giao thành công.

Một nhà cung cấp khác trên "Thief" có tên "Big Discounts on Weapons" thậm chí còn “chơi lớn” hơn khi sẵn sàng cung cấp hệ thống tên lửa chống tăng Javelin ATGM của Mỹ với giá 30.000 USD cho bất cứ ai có nhu cầu. Người bán đặt địa điểm kho hàng tại Kyiv, thủ đô của Ukraine. Tuy nhiên thông tin này còn cần phải xác thực.

Một nhà cung cấp khác trên "Thief" có tên "Big Discounts on Weapons"

Một thị trường darknet khác là "Black Market Guns" lại chuyên cung cấp các loại vũ khí được NATO viện trợ cho Ukraine. Trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống tên lửa chống tăng NLAW với giá 15.000 USD và Máy bay không người lái Switchblade 600 Kamikaze do Mỹ sản xuất với giá 7.000 USD.

Switchblade 600 Kamikaze do Mỹ sản xuất với giá 7.000 USD

Thật giả lẫn lộn?

KELA đã xác nhận rằng nhiều danh sách trong số này đã được đăng trên các kênh Telegram thân Nga, và thậm chí cả các phương tiện truyền thông của Nga ngay sau khi xuất hiện trên thị trường darknet. Điều này đặt ra câu hỏi về tính xác thực của thông tin. Không loại trừ đây là một chiêu bài phục vụ mục đích tuyên truyền.

Ngoài ra, cũng có khả năng những danh sách này được thêm vào bởi những kẻ lừa đảo muốn lợi dụng tình hình và kiếm lợi nhuận ngoài luồng. Trên thực tế, ở thời điểm hiện tại, gần như không thể xác minh tính xác thực của danh sách vũ khí liên quan đến cuộc chiến Ukraine đang được rao bán trên dark web. Nhưng xét từ thông tin có sẵn và các manh mối kèm theo, có thể khẳng định một lượng không nhỏ là giả mạo.

Tuy vậy, các kịch bản đối phó với tác hại của nạn buôn lậu vũ khí cũng đang được tính đến. Trước đó, Giám đốc Cơ quan Cảnh sát Liên minh châu Âu (Europol) Catherine De Bolle khẳng định cơ quan này đang chuẩn bị đối phó với kịch bản một loạt vũ khí bất hợp pháp tràn ra thị trường châu Âu, vốn được các nước gửi cho Ukraine để chiến đấu với Nga. Mối quan tâm hàng đầu của Europol ở thời điểm hiện tại là xác định đối tượng sẽ sở hữu những vũ khí này sau khi giao tranh kết thúc, từ đó xây dựng các biện pháp đối phó đối với nguy cơ tiềm tàng. Mục tiêu cuối cùng không gì khác ngoài chặn việc phổ biến vũ khí từ Ukraine đi khắp lục địa thông qua các băng đảng tội phạm.

Thứ Sáu, 24/06/2022 23:14
51 👨 384
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ