NASA công bố hình ảnh “ổ gà” trên sao Hỏa do AI phát hiện

NASA vừa công bố hình ảnh đầu tiên về những vết lõm gây ra bởi thiên thạch trên sao Hỏa được trí tuệ nhân tạo (AI) phát hiện, bằng cách phân tích kỹ lưỡng dữ liệu thu được từ tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter của NASA. Mars Reconnaissance Orbiter được phóng vào năm 2005 nhằm thực hiện sứ mệnh nghiên cứu sự hình thành của nước trên hành tinh đỏ, và hiện đang quay quanh quỹ đạo của hành tinh này.

Cụm các miệng hố mà AI phát hiện được tạo ra bởi mảnh vụn của một thiên thạch duy nhất, đã vỡ thành nhiều mảnh khi bay qua bầu trời Sao Hỏa vào một thời điểm nào đó trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 5 năm 2012. Các mảnh vỡ này đã dội xuống một địa điểm gọi là Noctis Fossae, và để lại hàng loạt hố lõm “mini” trong một khu vực có chiều dài chỉ khoảng 100 feet (30 mét) bề mặt hành tinh. Miệng hố lớn nhất được ghi nhận có đường kính chỉ khoảng 4 mét - một vết lõm tương đối nhỏ mà mắt người khó nhận ra.

Thuật toán xác định đốm đen trong vòng tròn đỏ là một cụm miệng hố do thiên thạch gây ra
Thuật toán xác định đốm đen trong vòng tròn đỏ là một cụm miệng hố do thiên thạch gây ra

Thông thường, các nhà khoa học sẽ tìm kiếm các vết lõm bất thường này bằng cách phân tích thủ công (dùng mắt thường) đối với những hình ảnh do hệ thống Context Camera của Mars Reconnaissance Orbiter chụp và gửi về. Những bức ảnh này có độ phân giải khổng quá cao, lại bao trùm một vùng diện tích lớn, lên tới hàng trăm dặm tại một thời điểm, do đó việc phân tích ảnh bằng mắt thường trở nên vô cùng khó khăn, mất thời gian, và đôi khi độ chính xác không cao.

Để tiết kiệm thời gian cũng như nâng cao tính hiệu quả đối với các phát hiện trong tương lai, các nhà nghiên cứu AI tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion Laboratory (JPL) của NASA ở Nam California đã hợp tác phát triển một công cụ gọi là "máy phân loại miệng hố tự động dựa trên AI".

Các chuyên gia đã tiến hành đào tạo mô hình phân loại dựa trên thuật toán học máy này bằng cách cung cấp cho nó 6.830 hình ảnh thu được từ hệ thống Context Camera. Bộ dữ liệu này chứa một loạt các miệng hố đã được xác nhận trước đó, cũng như những bức ảnh không có tác động mới để AI có thể nhận biết các đặc điểm cần thiết.

Sau đó, họ áp dụng thuật phân loại cho toàn bộ kho lưu trữ khoảng 112.000 hình ảnh của Context Camera. Nếu như thông thường, một nhà khoa học phải mất trung bình 40 phút để phân tích một hình ảnh, thì giờ đây, AI có thể làm điều tương tự trong khoảng thời gian trung bình chỉ 5 giây. Tuy nhiên, vẫn sẽ cần tới con người để giám sát công việc của hệ thống.

Hình ảnh này được camera HiRISE ghi lại trên Tàu quỹ đạo do thám sao Hỏa của NASA, xác nhận rằng AI đã phát hiện ra một cụm miệng núi lửa
Hình ảnh này được camera HiRISE ghi lại trên Tàu quỹ đạo do thám sao Hỏa của NASA, xác nhận rằng AI đã phát hiện ra một cụm miệng núi lửa

Thuật toán phân loại hiện đang được chạy trên hàng chục máy tính hiệu suất cao tại JPL. Hiện tại, nhóm nghiên cứu muốn phát triển thêm các hệ thống tương tự có thể được sử dụng trực tiếp trên tàu do thám quỹ đạo sao Hỏa. Các nhà nghiên cứu tin rằng công cụ này có thể vẽ lên một bức tranh đầy đủ và sinh động hơn về các tác động của thiên thạch lên sao Hỏa - yếu tố chứa manh mối địa chất về sự sống trên hành tinh này.

Thứ Ba, 20/10/2020 21:24
31 👨 152
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ