ChatGPT đang được chứng minh là có nhiều mục đích sử dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau. Nó có thể giúp trả lời các câu hỏi, giải quyết vấn đề và đưa ra những ý tưởng mà ai đó sẽ không bao giờ nghĩ đến.
Trong thế giới sáng tạo nội dung, nhu cầu nghĩ ra các tiêu đề và bài đăng độc lạ luôn thường trực. Điều gì sẽ xảy ra nếu người tạo nội dung sử dụng ChatGPT để trợ giúp các công việc nhỏ, nhờ đó họ sẽ có thêm thời gian để hình dung ra bức tranh lớn?
Dưới đây là một số cách mà ChatGPT có thể trợ giúp người tạo nội dung, cùng với một số yếu tố mà bạn nên lưu ý.
1. Viết mô tả cho bài đăng trên mạng xã hội
Sau khi bạn đã hoàn thành mọi công việc để lên ý tưởng và tạo video hoặc bài đăng của mình, viết mô tả thường là bước hành động tiếp theo. Tuy nhiên, việc tạo ra thứ gì đó vừa truyền cảm hứng vừa liên quan đến bài đăng không phải một việc dễ dàng.
Đó là lúc ChatGPT có thể trợ giúp. Chỉ cần cho biết cụ thể bài đăng của bạn nói về điều gì, ChatGPT có thể tạo ra một mô tả hấp dẫn bổ sung cho bài đăng của bạn. Bạn thậm chí có thể nhận được một số hashtag.
2. Tạo kịch bản cho video tiếp theo
Nếu bạn đang kiếm tiền từ việc sản xuất video, cho dù đó là YouTube, TikTok hay Instagram, thì viết một kịch bản là việc cần làm thường xuyên. ChatGPT có thể tạo kịch bản dựa trên nội dung video của bạn.
Tuy nhiên, bạn nên xem qua nội dung mà AI đã phát triển cho bạn trước khi ghi. Bạn không bao giờ biết ChatGPT muốn nói gì.
3. Đặt tiêu đề cho bài viết và video
Tiêu đề là một trong những tính năng quan trọng nhất của bài đăng hoặc video vì nó giúp thu hút sự chú ý của mọi người. Tuy nhiên, đôi khi có thể khó tạo một tiêu đề hấp dẫn theo ý thích mà bạn tự tin sử dụng cho bài đăng tiếp theo của mình.
Sử dụng ChatGPT để tạo tiêu đề của bạn sẽ giúp giảm bớt căng thẳng khi phải tự mình nghĩ ra tiêu đề. Tất cả những gì bạn cần làm là cho AI biết nội dung bài đăng hoặc video của bạn và nó sẽ tạo ra một vài tiêu đề hấp dẫn để bạn lựa chọn.
Nếu thấy không thích những tiêu đề được cung cấp, chỉ cần đưa thêm cho ChatGPT thông tin và ứng dụng sẽ mang tới cho bạn những lựa chọn thay thế khác.
4. Tạo từ khóa, tag và hashtag
Khi sử dụng phương tiện mạng xã hội, bạn có được khán giả nhờ loại nội dung bạn tạo. Tuy nhiên, việc đưa nội dung lên nền tảng là cần thiết để tăng lượng khán giả của bạn. Sử dụng từ khóa, tag và hashtag là một trong những cách hữu ích nhất để làm điều đó.
Tuy nhiên, phần khó là tìm ra những từ bạn cần sử dụng. Hãy cho ChatGPT biết bài đăng của bạn sẽ nói về điều gì và nó sẽ có thể đưa ra nhiều từ khóa và tag để sử dụng nhằm thu hút lượt xem.
5. Lập dàn ý và hướng dẫn
Bởi vì mạng xã hội có xu hướng phải thật nhanh để thu hút sự chú ý của khán giả, nên việc sử dụng dàn bài có thể giúp bài đăng của bạn đi đúng hướng. ChatGPT có khả năng tạo phác thảo và hướng dẫn cho bất kỳ bài đăng nào trên mạng xã hội.
Giả sử bạn đang tạo một video trên YouTube về cách chặt cây, AI sẽ cung cấp cho bạn dàn ý từng bước giúp bạn bao quát nhiều phân đoạn quan trọng cần thiết cho video - một số phân đoạn có thể vô tình bị bỏ qua nếu không có sự trợ giúp của ChatGPT.
6. Lên ý tưởng nội dung
Cảm thấy bế tắc và không biết phải tạo gì tiếp theo? Hãy yêu cầu ChatGPT đề xuất một số ý tưởng để giúp bạn có cảm hứng.
Bạn có thể sử dụng ChatGPT để lên ý tưởng và thậm chí bước ra khỏi vùng an toàn của mình để thu hút người xem. Một số điều bạn nên đưa vào là những nhánh nhỏ bạn muốn nhắm đến, đối tượng của bạn là ai và bất kỳ thông tin nào bạn biết là cần thiết cho dự án tiếp theo của mình.
7. Viết tiểu sử (bio)
Bạn có thể nghĩ rằng viết về bản thân thật dễ dàng, nhưng nó có thể là thách thức đối với một số người.
Bạn có thể yêu cầu ChatGPT viết tiểu sử cho bạn. Tất nhiên, bạn sẽ cần bao gồm thông tin về bản thân và nền tảng, sau đó ChatGPT sẽ đưa ra phần nội dung giúp bạn thu hút thêm người theo dõi.
8. Đưa ra kết quả cho các sự kiện hoặc nghiên cứu khác
Nếu bạn đang tạo một bài đăng cần nghiên cứu một chút, thay vì lướt qua các bài viết để tìm những mẩu thông tin, tại sao bạn không tiết kiệm thời gian và hỏi ChatGPT nhỉ? Mặc dù ChatGPT không có quyền truy cập trực tiếp vào Internet nhưng nó biết rất nhiều thông tin.
Tuy nhiên, để yên tâm hơn, thực hiện tìm kiếm nhanh để đảm bảo thông tin chính xác luôn là một thói quen tốt cần có.
9. Chỉnh sửa và hiệu đính công việc
ChatGPT có thể được sử dụng làm công cụ đọc soát lỗi không? Câu trả lời ngắn gọn là có.
Như đã nói, có những hạn chế đối với những gì AI có thể làm về mặt hiệu đính và chỉnh sửa. Chương trình máy tính này gợi ý rằng bạn có thể yêu cầu nó xem xét từng thứ một: Chính tả, ngữ pháp, dấu chấm câu, thể bị động, v.v...
Nếu bạn yêu cầu ChatGPT xem xét mọi thứ cùng một lúc, nó có thể cung cấp cho bạn các bản sửa lỗi không tồn tại.