OpenAI vừa mới công bố cho phép người dùng có thể sử dụng ChatGPT mà không cần đăng ký tài khoản, nhưng không thể xem lại lịch sử trò chuyện. Cách thức mới chỉ có trên phiên bản web, chưa áp dụng cho ứng dụng di động.
Mục lục bài viết
ChatGPT của OpenAI là một trong những công cụ AI tạo ra phổ biến nhất trên thế giới và đã thu hút được rất nhiều sự chú ý kể từ khi ra mắt vào năm 2022. Hiện tại, OpenAI đã tiết lộ rằng ChatGPT đã vượt mốc 200 triệu người dùng hoạt động hàng tuần và Apple dự kiến sẽ giúp con số đó tăng trưởng hơn nữa với iOS 18.
ChatGPT tăng gấp đôi số lượng người dùng hoạt động mỗi tuần
Một phát ngôn viên của OpenAI đã xác nhận với Axios rằng số lượng người dùng ChatGPT hoạt động mỗi tuần đã tăng gấp đôi kể từ tháng 11 năm ngoái, từ 100 triệu lên 200 triệu. Cũng theo công ty, 92% các công ty Fortune 500 đang sử dụng các sản phẩm của OpenAI.
Việc sử dụng API ChatGPT cũng đã tăng gấp đôi kể từ khi ra mắt GPT-4o Mini vào tháng 7. Mô hình này rẻ hơn đáng kể và cũng có khả năng hơn so với GPT-3.5 trước đó.
“Mọi người hiện đang sử dụng các công cụ của chúng tôi như một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ, tạo ra sự khác biệt thực sự trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và giáo dục - cho dù đó là hỗ trợ các nhiệm vụ thường ngày, giải quyết các vấn đề khó khăn hay khơi gợi sự sáng tạo”, CEO Sam Altman cho biết trong một tuyên bố với Axios.
Mặc dù những con số này đã rất ấn tượng, nhưng OpenAI rất có thể sẽ có nhiều người dùng ChatGPT hơn vào cuối năm nay, một phần là nhờ Apple. Đó là vì, như đã công bố tại WWDC 2024, iOS 18 sẽ tích hợp ChatGPT vào Siri. Điều này có nghĩa là khi Apple Intelligence không thể trả lời một câu hỏi, Siri sẽ nhắc người dùng yêu cầu ChatGPT trả lời.
Tích hợp này dự kiến sẽ được giới thiệu với bản phát hành iOS 18 trong tương lai vào cuối năm nay. Bloomberg đã đưa tin rằng Apple không trả tiền cho OpenAI như một phần của quan hệ đối tác này, và OpenAI cũng không trả tiền cho Apple. Thay vào đó, Apple tin rằng sự tiếp xúc mà tích hợp iOS 18 mang lại cho OpenAI "có giá trị ngang bằng hoặc lớn hơn" tiền mặt.
Sớm hơn hôm nay, một báo cáo từ The Wall Street Journal tiết lộ rằng Apple có kế hoạch đầu tư vào OpenAI như một phần trong quan hệ đối tác giữa hai công ty.
ChatGPT chính thức hỗ trợ tại Việt Nam
ChatGPT chính thức hỗ trợ tại Việt Nam sau gần một năm ra mắt, cho phép người dùng đăng ký tài khoản bằng số điện thoại của Việt Nam. Người dùng có thể sử dụng thẻ Visa, Mastercard, ví điện tử của Việt Nam để mua gói ChatGPT Plus và API.
Điều này giúp người dùng Việt Nam tiếp cận dịch vụ AI thông minh nhất hiện nay một cách dễ dàng hơn.
Với GPT-3.5, người dùng được sử dụng miễn phí, còn với phiên bản ChatGPT Plus OpenAI yêu cầu trả phí 20 USD.
Người dùng tại Việt Nam có thể trải nghiệm ChatGPT trực tiếp trên smartphone bằng cách tải ứng dụng trên App Store hoặc Google Play, sau đó xác thực email và số điện thoại, nhập mã OTP gửi về điện thoại và thanh toán là xong.
Theo trải nghiệm của một số người dùng tại Việt Nam, với phiên bản Plus, chạy trên nền tảng GPT-4 sau khi thành toán 475.000 đồng bằng ví MoMo, tốc độ gửi mã xác nhận tài khoản hiện chưa ổn định. Một số người dùng thành công ngay nhưng một số khác đã thử thao tác lại nhiều lần trên ứng dụng nhưng không thành công.
Theo các chuyên gia, để khắc phục tình trạng không nhận được OTP, người dùng có thể tải thêm ứng dụng WhatsApp. Theo chia sẻ của nhiều người, WhatsApp nhận mã OTP từ OpenAI nhanh hơn ứng dụng nhắn tin trên điện thoại.
Ứng dụng ChatGPT trên điện thoại có lợi thế so với ChatGPT trên máy tính nhờ tính linh động, hỗ trợ thu âm, giao tiếp với AI bằng giọng nói.
ChatGPT là gì?
ChatGPT là một chatbot trí tuệ nhân tạo nguyên mẫu được phát triển bởi OpenAI, có thể trả lời bất kỳ điều gì bạn hỏi như thể một người nào đó đang nói chuyện với bạn chứ chẳng phải một cỗ máy hoặc viết cho bạn bất cứ điều gì bạn có thể nghĩ ra.
Ví dụ, nếu bạn yêu cầu nó chuyển đổi 75 độ F sang độ C, câu trả lời bạn nhận được sẽ là:
Hoặc nếu bạn yêu cầu ChatGPT viết một câu chuyện kinh dị về một… nhánh tỏi sát thủ. Bạn sẽ nhận được một câu chuyện dài 7 đoạn. Đây là một trích đoạn trong câu chuyện:
“Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nhỏ ở nước Ý, có một nhánh tỏi kỳ lạ, không giống bất kỳ nhánh tỏi nào khác. Nó lớn hơn và có mùi hăng hơn, đặc biệt là nó toát ra một bầu không khí hiểm ác. Không ai biết nó đến từ đâu, nhưng nó nhanh chóng trở nên nổi tiếng với tên gọi ‘tỏi sát thủ’”.
Khi được đề nghị tinh chỉnh lại câu chuyện, ChatGPT viết lại câu chuyện và đi sâu hơn vào cuộc đời của nhánh tỏi.
“Hóa ra, một mụ phù thủy tàn ác đã nguyền rủa nhánh tỏi. Nhiều năm trước dân làng đã gây ra một lỗi lầm cho mụ phù thủy nên bà ta luôn muốn tìm cách trả thù. Mụ đã đưa ma thuật bóng tối vào củ tỏi, biến nó thành một vũ khí chết người. Bất kỳ ai ăn nó sẽ chết”.
Bạn có thể đưa ra bất kỳ ý tưởng nào đang nghĩ đến và ChatGPT sẽ cho ra vài kết quả thực sự thú vị.
Khả năng của ChatGPT gần như là vô hạn. Một TikToker đã yêu cầu ChatGPT tạo ra danh sách các bữa tối trong tuần cho những người kén ăn, khó tính rồi tiếp tục yêu cầu nó lập ra một danh sách mua sắm nguyên liệu chế biến các bữa ăn nói trên. Hay một số lập trình viên yêu cầu nó viết mã cho các tác vụ cụ thể hoặc nhờ nó kiểm tra lỗi trong những đoạn code và ChatGPT đã không làm các lập trình viên thất vọng.
ChatGPT hoạt động như thế nào?
ChatGPT chạy trên GPT-3.5, một mô hình ngôn ngữ được huấn luyện để tạo ra các đoạn văn bản. Ngôn ngữ này được kết hợp với Reinforcement Learning with Human Feedback cho phép ChatGPT phân tích các đoạn hội thoại thay vì chỉ là văn bản đơn thuần.
OpenAI đã cung cấp cho ChatGPT lượng dữ liệu khổng lồ lấy thông tin từ Internet do người dùng cung cấp.
Những yếu tố này giúp Chatbot này không chỉ có lượng kiến thức khổng lồ mà trở nên giống con người nhất.
ChatGPT không thể giao tiếp bên ngoài mạng của nó vì không được kết nối với internet. Ngoài ra, các kiến thức nó được cung cấp chỉ dừng lại tới năm 2021 nên nó có nhiều lỗ hổng khi xử lý bất cứ điều gì liên quan đến năm 2022 hoặc xa hơn nữa.
Một điều đặc biệt là OpenAI sử dụng tất cả các yêu cầu của người dùng để làm công cụ huấn luyện ChatGPT, giúp cải thiện độ chính xác và tính liên quan đối với các phản hồi.
ChatGPT hiện trích dẫn nguồn cho câu trả lời của mình
Mặc dù các chatbot generative như ChatGPT cung cấp nhiều thông tin theo yêu cầu, nhưng vẫn còn một nghi ngờ dai dẳng – đó là thông tin thây hay do AI bịa đặt? Đây là lúc Microsoft Copilot tỏa sáng vì nó đã trích dẫn các liên kết nguồn trong một thời gian dài. Bây giờ, có vẻ như OpenAI cuối cùng đã hiểu được tầm quan trọng của việc trích dẫn nguồn.
Công ty đã thông báo trong một bài đăng X rằng ChatGPT hiện sẽ bao gồm các liên kết đến những nguồn được sử dụng trong phản hồi của mình. Bài đăng cho biết: “Điều này cung cấp thêm ngữ cảnh cho các phản hồi của nó và giúp người dùng khám phá nội dung từ nhà xuất bản và người sáng tạo dễ dàng hơn”.
Trong video đính kèm, câu trả lời bao gồm các liên kết liên quan đến nguồn ở cuối câu. Bạn có thể nhấp trực tiếp vào liên kết để truy cập trang nguồn và duyệt thêm thông tin về chủ đề này. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng xác minh tính hợp pháp của phản hồi được cung cấp và tìm hiểu thêm về chủ đề nếu cần.
Tuy nhiên, có một nhược điểm lớn ở đây. Tính năng này chỉ khả dụng trên các gói trả phí bao gồm các phiên bản ChatGPT Plus, Team và Enterprise. Đó là bởi vì các phiên bản này cung cấp cho bạn quyền truy cập vào GPT-4, GPT-4 có thể tìm kiếm câu trả lời trên Internet, không giống như phiên bản miễn phí. Đây là một điều đáng tiếc vì hầu hết mọi người sẽ không sẵn sàng trả thêm tiền cho những thứ cơ bản như trích dẫn.
Liên kết đến các nguồn sẽ có lợi cho cả người dùng như chúng ta và nhà xuất bản, những người làm việc chăm chỉ để viết các bài đăng giàu thông tin như vậy. Điều kỳ lạ đây là điều mà ngay cả Google cũng không nghĩ tới nhiều. Chatbot Gemini của họ cũng không đề cập đến các nguồn ngoại trừ một số trường hợp hiếm hoi.