Nghiên cứu cho thấy khả năng đáng kinh ngạc của Apple Watch trong việc phát hiện sớm các cơn nhồi máu cơ tim

Apple Watch là thiết bị tuyệt vời cho khi nói đến khía cạnh thời trang và theo dõi thể chất. Nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng thiết bị đeo thông minh nhỏ gọn này thậm chí hoàn toàn có khả năng phát hiện triệu chứng của những cơn đau tim chết người.

Đó là kết quả của một công trình nghiên cứu mới được Tạp chí Viện Tim mạch Texas (Hoa Kỳ) công bố vào đầu tháng này. Theo đó, Apple Watch hoàn toàn có thể giúp xác định sớm dấu hiệu của cơn đau tim thông qua các cảm biến điện tâm đồ (ECG) mà đồng hồ được trang bị.

Theo quan điểm thống nhất của các nhà nghiên cứu, khả năng này của Apple Watch vẫn cần phải phát triển và cải thiện nhiều hơn trong tương lai. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, các mẫu đồng hồ thông minh của Apple vẫn có tiềm năng trở thành một công cụ tự kiểm tra cho người dùng. Các cơn đau tim hoặc nhồi máu cơ tim (MI) ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới do tình trạng thừa cân, lười vận động cùng lối sống không lành mạnh. Theo thống kê tại hoa kỳ, cứ 40 giây lại có một người trải qua cơn đau tim dạng này ở các mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Nếu được điều trị nhanh chóng, cơ hội sống sót của người bệnh sẽ tăng hơn 50%, do đó, việc phát hiện sớm các dấu hiệu nhồi máu cơ tim có thể giúp giữ lại mạng sống cho hàng triệu người.

Trên thực tế, Apple khẳng định Apple Watch không được thiết kế nguyên bản để hỗ trợ khả năng phát hiện MI. Nguyên nhân bởi cảm biến trên đồng hồ chỉ có thể cung cấp thông tin 1 chuyển đạo điện tâm đồ (ECG) duy nhất, trong khi chẩn đoán chuyên nghiệp yêu cầu 12 chuyển đạo riêng biệt gồm: 6 chuyển đạo chi: DI, DII, DIII, aVR, aVF. 6 chuyển đạo ngực: V1, V2, V3, V4, V5, V6.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Tạp chí Viện Tim mạch Texas lại cho thấy tiềm năng của Apple Watch, đặc biệt là các mẫu Series 4, 5, 6 và 7 khi chúng sở hữu cảm biến ECG, giúp cung cấp nhiều dữ liệu hơn cho chẩn đoán MI nói chung. Chuyển đạo I, II và III là thiết yếu trong phương pháp chẩn đoán điện tâm đồ truyền thống. Vì Apple cung cấp chuyển đạo I nên chỉ cần thêm hai loại còn lại, vốn có thể lấy được bằng cách sử dụng các bộ phận khác nhau trên cơ thể.

“Ở chuyển đạo I, Apple Watch chỉ cần được đeo trên cổ tay như thông thường. Chuyển đạo II có thể được ghi lại bằng cách đặt ở bụng dưới bên trái, đùi trái hoặc đặt ngón trỏ bên phải lên núm đồng hồ. Trong khi chuyển đạo III có thể được ghi lại theo cách tương tự bằng cách đặt ngón trỏ trái lên núm crown”.

Tuy vậy, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng khả năng sử dụng linh hoạt trong thực tế của phương pháp này vẫn cần được xem xét. Về cơ bản thì Apple Watch không thể thay thế cho các quy trình lâm sàng thông thường.

Thứ Sáu, 26/08/2022 15:37
51 👨 135
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ