Chắc chắn, không có một hệ thống sông ngòi nào trên thế giới chảy theo đường thẳng, tất nhiên không tính đến những con sông, hồ nhân tạo. Nếu nghi ngờ điều này, bạn có thể kiểm chứng lại bằng ứng dụng Google Earth của Google. Nhưng tại sao, các con sông không chọn đường thẳng, con đường ngắn nhất mà lại cứ uốn lượn liên tục trải dài hàng nghìn cây số như vậy?
- "Thác máu" ở Nam Cực, bí ẩn hàng trăm năm đã được giải mã
- Con người không phải là loài duy nhất có dấu vân tay
Một hệ thống sông tại Alaska.
Trên thực tế, không con sông nào chảy theo đường thẳng, nhưng chúng phải trải qua một thời gian dài để uốn lượn ngoằn nghèo như vậy.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tất cả các con sông đều uốn lượn đến từ sự kết hợp giữa rất nhiều yếu tố trong tự nhiên.
Ví dụ sau sẽ giúp chúng ta hình dung rõ hơn về một trong những nguyên nhân khiến các con sông luôn uốn lượn mà không thẳng.
Một gia đình rái cá xuất hiện và "đục khoét" một bên bờ sông để làm tổ. Chỉ là một lỗ nhỏ thôi, nhưng như vậy cũng đủ khiến cho lớp đất bên bờ sông yếu đi.
Nước sẽ tràn vào cái lỗ với tốc độ ngày càng nhanh hơn do lớp đất bị bào mòn, đồng thời khiến dòng nước ở bờ còn lại yếu dần. Dòng nước ấy mang theo đất cát, bồi đắp phía bờ còn lại. Trải qua một thời gian dài, đoạn sông đang thẳng sẽ bị biến thành cong.
Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố của tự nhiên tác động đủ để khiến một đoạn sông đang thẳng thành cong chứ chưa cần đến một chú rái cá đi đào đất nào cả. Khi một đoạn sông đã bị bẻ cong, có nghĩa là hướng chảy của dòng nước cũng đã đổi hướng, một lực được tạo ra tác động lên đất ở bờ sông, khiến sự xói mòn tăng lên, và rồi phần còn lại cũng dần cong theo như một quy luật tất yếu.
Có một sự thật là lưu lượng của đoạn sông tỷ lệ thuận với độ dài giữa các đoạn uốn, lưu lượng càng lớn, độ dài càng xa. Đặc biệt, độ dài giữa một đoạn uốn hình chữ S sẽ bằng 6 lần chiều rộng 2 bờ sông, có nghĩa là một đoạn sông ngắn sẽ giống như phiên bản thu nhỏ của khúc sông lớn hơn.
Đoạn sông sẽ bị bẻ cong liên tục theo thời gian. Nếu không gặp phải vật cản (như đá tảng, núi...) thì một lúc nào đó 2 đoạn uốn lượn của sông sẽ chạm vào nhau tạo thành 1 cái hồ, thuộc loại hồ móng ngựa (hồ Tây ở Hà Nội là một ví dụ về loại hồ móng ngựa). Sau đó, dòng sông sẽ lại chảy thành thẳng và quá trình biến thẳng thành cong theo nghĩa đen lại tiếp tục tiếp diễn.
Nguồn gốc của hồ móng ngựa.