"Thác máu" ở Nam Cực, bí ẩn hàng trăm năm đã được giải mã

Chất lỏng đỏ như máu đầy ghê rợn chảy ra từ sông băng đổ vào hồ Bonney được gọi là "Thác máu" (Blood Falls) nổi bật giữa khung cảnh trắng xóa của Nam Cực là bí ẩn mà các nhà khoa học luôn muốn khám quá trong suốt hơn một thế kỷ qua.

Năm 1911, nhà thám hiểm người Australia Griffith Taylor đã phát hiện ra thác nước kỳ lạ này. Nguồn gốc của dòng nước có màu đỏ đổ xuống từ dải bằng dài 54km tại thung lũng sông băng Taylor ở Đông Nam Cực trở thành một bí ẩn khiến các nhà khoa học đau đầu.

"Thác máu" - Blood Falls

Ngay khi mới phát hiện, Griffith Taylor cho rằng nguyên nhân khiến dòng nước có màu đỏ như máu là do một loài tảo.

Nhưng sau đó, các nhà thám hiểm cho rằng, có một hồ nước mặn chứa các chất sắt cách đây khoảng 1,5 triệu năm trước và hiện nay hồ nước này bị băng bao phủ. Nước mặn bị nhuộm bởi các khoáng chất chứa sắt và khi tiếp xúc với không khí, sắt chuyển thành oxit sắc tạo nên sắc đỏ sậm.

Dòng nước mặn đỏ như máu là một hệ sinh thái của loài vi khuẩn cổ

Để tìm hiểu, nhóm nghiên cứu do nhà băng hà học Erin Pettit ở Đại học Alaska Fairbanks đứng đầu, tiến hành khảo sát sông băng Taylor. Họ đã phát hiện ra, dòng nước mặn đỏ như máu là một hệ sinh thái của loài vi khuẩn cổ mắc kẹt dưới lòng đất hàng triệu năm, nơi không ánh sáng Mặt trời, nhiệt độ chạm ngưỡng âm 5 độ C và độ mặn gấp 3 lần nước biển. Chúng là những vi khuẩn tự dưỡng hiếm có trên hành tinh của chúng ta.

Điều khiến các nhà khoa học kinh ngạc là nước muối thực sự chảy ra từ băng ở nhiệt độ dưới 0 độ C thay vì đông cứng.

Đó là do băng tạo từ nước ngọt làm ấm nước muối, nước giải phóng nhiệt khi đóng băng, và lượng nhiệt do băng đó làm ấm lớp băng lạnh hơn ở xung quanh.

Hiện nay, sông băng Taylor là sông băng lạnh nhất từng được biết đến có nước chảy liên tục.

Thứ Ba, 27/06/2017 07:22
4,110 👨 1.803
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bí ẩn - Chuyện lạ