Núi lửa Agung trên đảo Bali của Indonesia đã “ngủ yên” trong suốt 5 thập kỷ qua. Nhưng tuần trước, các chuyên gia đã phát hiện 700 chấn động đã xảy ra chỉ trong một ngày tại đây khiến họ không khỏi lo lắng đây là dấu hiệu núi lửa Agung sắp phun trào.
- Phát hiện thêm 91 núi lửa mới ở Nam Cực, ẩn chứa thảm họa cho nhân loại có thể bùng phát bất cứ lúc nào
- Choáng ngợp khoảnh khắc ấn tượng khi sét đánh trúng miệng núi lửa đang phun trào
- Siêu núi lửa nguy hiểm nhất Trái đất có thể "nổ" sớm gây ra vụ phun trào lớn nhất trong lịch sử
Núi lửa Agung trên đảo Bali của Indonesia.
Lần phun trào gần đây nhất của Agung là vào năm 1963, gây ra thảm họa khủng khiếp, cướp đi sinh mạng của hơn 1000 người.
Các nhà chức trách đã phải sơ tán khoảng 75.000 người ở những khu vực nguy hiểm quanh núi lửa Agung để đề phòng thảm họa sắp xảy ra, chỉ là thời điểm nào mà thôi.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng, khi núi lửa Agung phun trào, một lượng lớn tro bụi và SO2 được bơm vào bầu khí quyển. Khi đó SO2 phản ứng với hơi nước trong không khí tạo thành axít sulphuric. Có khoảng 10 triệu tấn axit sulphuric sẽ tích tụ lại ở tầng bình lưu và hoạt động như một chiếc rào chắn làm giảm lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất và khiến cho hành tinh của chúng ta lạnh hơn. Nhiệt độ Trái Đất sẽ hạ xuống khoảng 0,4 độ.