Bản đồ địa chất mới được thực hiện theo chuẩn công nghệ đã và đang gây sốt với những giá trị tổng quan về thiên tai xảy ra trên Trái Đất từ năm 1960 tới nay.
Theo đó, bản đồ mới này nằm trong dự án Chương trình núi lửa toàn cầu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian mô phỏng, ghi lại, cung cấp đầy đủ, chi tiết vể các đợt núi lửa tuôn trào, các trận động đất, phát khí thải sulfur dioxide từ khắp nơi trên thế giới bắt đầu từ năm 1960...
Toàn bộ dữ liệu tích hợp trong bản đồ này được phân tích, tổng kết, lấy từ dữ liệu các vệ tinh địa chất, vệ tinh không gian, các thiết bị theo dõi thiên tai quang phổ tia cực tím và một phần dữ liệu cung cấp bởi Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA, Mỹ.
Nguồn ảnh: Internet.
Trong bản đồ, ký tự chung E3 gồm động đất, núi lửa, khí thải, động đất ký hiệu là vòng tròn màu xanh, núi lửa ký hiệu là hình tam giác đỏ và lượng khí thải nguy hiểm SO2 là vòng tròn lớn màu vàng. Tất cả ký hiệu được tích đặt trọn vẹn, đầy đủ một lúc trên bản đồ đồng nghĩa bạn có thể theo dõi được các hiện tượng thiên tai cùng một lúc tại một khu vực quan sát nào đó.
Ngoài ra, trên bản đồ này còn phác họa luôn các đường đứt gãy địa chất điển hình của Trái Đất như cụm dứt gãy theo bờ biển phía Tây của Mỹ xuống mép địa chất Nam Mỹ, vùng đứt gãy phân chia Châu Mỹ, Châu Phi, và Châu Úc cũng như minh họa các điểm nóng núi lửa điển hình ở Iceland, Indonesia, quần đảo Aleutian và Nam Mỹ...
Phát biểu với tờ Washington Post , Elizabeth Cottrell, Giám đốc dự án Chương trình núi lửa toàn cầu cho biết :"giữa động đất, núi lửa, khí thải SO2 và đứt gãy địa chất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau". Cô hy vọng rằng ít nhiều gì bản đồ này sẽ cung cấp một tiền đề tổng quan quan trọng để tìm hiểu về mối quan hệ địa chất giữa các hiện tượng tự nhiên ở trên trong thời gian tới.
Huỳnh Dũng (Theo Discovermagazine)