Top 10+ loài chim lớn nhất thế giới

Loài chim lớn nhất thế giới là loài nào? Hãy cùng Quantrimang.com tìm hiểu loài chim to nhất thế giới nhé!

Một số loài chim lớn nhất trên Trái đất có thể cao hơn bất kỳ cầu thủ bóng rổ nào và dang rộng đôi cánh hơn cả chiếc giường cỡ lớn.

Có gần 10.000 loài chim trên Trái đất và chúng có đủ mọi hình dạng cùng kích thước khác nhau — từ loài chim ruồi ong nhỏ bé đến loài đà điểu khổng lồ. Sau đây là những loài chim lớn nhất sinh sống trên hành tinh của chúng ta, bao gồm loài cao nhất, nặng nhất và loài có đôi cánh dang rộng nhất.

1. Đà điểu châu Phi

Với cân nặng từ 90 đến 130kg, thậm chí một số con trống có thể nặng tới 155kg, cao từ 1,7m đến 2,7m đà điểu châu Phi chính là loài chim còn sống lớn nhất thế giới.

Đà điểu châu Phi

Đà điểu châu Phi là một loài chim chạy có nguồn gốc từ châu Phi. Nó là loài còn sinh tồn duy nhất của họ Struthionidae, và chi Struthio. Đà điểu châu Phi có ngoại hình rất khác biệt so với các loài chim khác: cái cổ và chân dài. Chúng không thể bay nhưng có thể chạy với tốc độ lên đến 65 km/giờ.

2. Đà điểu đầu mào

Đà điểu đầu mào hay đà điểu Úc đội mũ có thể cao đến 1,6m con cái có thể cao tới 2m và nặng từ 75 - 80 kg. Chúng thuộc loài chim chạy thuộc họ đà điểu châu Úc (Casuariidae), sống ở Australia và New Guinea cùng một số đảo cận kề.

Đà điểu đầu mào

Loài đà điểu này có thể chạy với vận tốc 50km/h xuyên qua rừng rậm, nhảy cao tới 1,5m.

Đặc điểm nhận dạng của chúng chính là cái mào lớn trên đầu, đây là phương tiện để loài chim này gây thu hút bạn tình trong mùa giao phối.

Móng vuốt ở bàn chân của chúng cực nhọn, thậm chí móng của ngón chân giữa có thể dài tới 125mm. Đây là vũ khí cực kỳ đáng sợ khi chúng dùng chân để đá người và vật. Vì vậy, năm 2007, đà điểu đầu mào được sách kỷ lục Guiness công nhận danh hiệu ''loài chim nguy hiểm nhất thế giới".

3. Đà điểu châu Úc

Đà điểu châu Úc

Đà điểu châu Úc (Dromaius novaehollandiae) thuộc họ Casuariidae, có nguồn gốc từ châu Úc. Đây là một loài chim có kích thước lớn, cao trung bình từ 1,6 – 1,9 m và có thể nặng từ 40 – 60 kg.

Đà điểu châu Úc có bộ lông màu nâu xám, lông cổ dài và cánh rất ngắn. Thức ăn của chúng là cỏ, hạt, côn trùng và động vật nhỏ.

4. Chim cánh cụt hoàng đế

Đây là loại chim lớn nhất và nặng nhất trong tất cả những loài chim cánh cụt sống ở Nam Cực. Cả con trống và con mái đều có thể đạt tới chiều cao 1,2m và cân nặng từ 22 - 45 kg.

Chim cánh cụt hoàng đế

Chim cánh cụt hoàng đế là một loài chim trong họ Spheniscidae. Đầu và lưng chúng màu đen, bụng và chân màu trắng, ngực màu vàng nhạt và tai màu vàng tươi.

Sở hữu cơ thể thuôn dài, đôi cánh nhỏ và dẹt cùng chân chèo giúp chúng trở thành những vận động viên cừ khôi dưới nước. Kim cánh cụt có thể lặn xuống dưới nước trên 18 phút và lặn sâu tới 535 m để săn mồi.

5. Đà điểu Nam Mỹ

Đà điểu Nam Mỹ có ngoại hình khá giống đà điểu châu Phi. Chúng có thể cao tới 1,7 m và cân nặng tới 40 kg.

Đà điểu Nam Mỹ

Đà điểu Nam Mỹ chỉ có 3 ngón chân. Xương cổ chân của chúng có các tấm nằm ngang ở phía trước nó. Chúng cũng tích nước tiểu tách biệt trong phần mở rộng của lỗ huyệt

6. Chim Ôtit Kori

Với trọng lượng lên đến 20kg, chim Ôtit là loài chim biết bay lớn nhất thế giới. Sở hữu đôi chân dài nên đôi khi loài chim này bị nhầm lẫn với loài đà điểu của Châu Phi.

Chim Ôtit Kori

Chim Ôtit Kori còn được gọi là chim ôtit Ấn Độ có tên khoa học Ardeotis nigriceps chuyên sinh sống tại Ấn Độ và các vùng giáp ranh của Pakistan.

7. Thần ưng Andes

Thần ưng Andes hay kền kền khoang cổ là một loài chim thuộc họ kền kền tân thế giới được coi là chúa tể bầu trời ở Nam Mỹ. Loài chim này có thần hình khá đồ sộ với chiều dài cơ thể lên đến 1,2m, nặng 15kg và sải cánh dài tới 3 m.

Thần ưng Andes

Môi trường sống của thần ưng chủ yếu ở những đồng cỏ thoáng và núi cao lên đến 5.000 m.

Loài này phân bố trong dãy Andes, Nam Mỹ, bao gồm các dãy núi Santa Marta. Ở phía Bắc, phạm vi của nó bắt đầu ở Venezuela và Colombia. Phía nam, dọc theo dãy núi Andes ở Ecuador, Peru, và Chile, thông qua Bolivia và phía tây Argentina Tierra del Fuego.

8. Chim bồ nông Dalmatia

Chim bồ nông Dalmatia

Bồ nông Dalmatian (Pelecanus crispus), một loài chim thuộc họ Pelicanidae sinh sống khu vực ven biển và các khu vực nước ngọt ở vùng Địa Trung Hải và Trung Đông.

Loài bồ nông này có chiều dài trung bình khoảng 170-190 cm, cân nặng khoảng 10-15kg. Thức ăn của chúng là động vật sống trong nước, chủ yếu là cá và tôm.

9. Thiên nga trắng

Thiên nga trắng

Thiên nga trắng (Cygnus olor), là một loài chim nước lớn thuộc họ Thiên nga, sinh sống ở các vùng nước lớn ở châu Âu và châu Á.

Loài chim này có chiều dài trung bình từ 140 đến 160 cm và sải cánh dài từ 200 đến 240 cm. Chúng có chiếc cổ dài, lông trắng tuyết, còn mỏ và chân màu đen.

10. Loài chim Diomedea exulans

Loài chim Diomedea exulans

Chim Diomedea exulans, hay còn gọi là chim albatross vùng Nam Cực, là một loài chim biển lớn thuộc họ Albatrossidae.

Chúng có chiều dài cơ thể trung bình khoảng 1,2m, sải cánh có thể lên đến 3,5 mét, trọng lượng trung bình khoảng 8-12kg.

11. Cò Marabou (Leptoptilos crumenifer)

Đôi khi được gọi là "chim tang lễ" vì đôi cánh sẫm màu như áo choàng và thích ăn xác thối rữa, cò marabou là loài vật to lớn, cao khoảng 5 feet (1,5 mét) và nặng tới 20 pound (9 kg). Chúng là loài cò lớn nhất thế giới, với sải cánh dài 8,5 feet (2,6 m).

Cò Marabou được tìm thấy trên khắp vùng cận Sahara châu Phi và là loài ăn xác thối, chủ yếu ăn xác thối. Đầu trọc là một đặc điểm thích nghi quan trọng với lối sống này, vì nó giúp ngăn không cho chim bị dính đầy máu khi chúng thò đầu vào bên trong xác động vật chết, điều này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Chúng cũng sở hữu túi họng khổng lồ được sử dụng trong các nghi lễ tán tỉnh và thường giao phối suốt đời.

Thứ Hai, 11/11/2024 16:10
4,73 👨 9.743
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thuỵ Xìcáu Đang Cười
    Thuỵ Xìcáu Đang Cười

    cu


    Thích Phản hồi 24/02/23
    ❖ Thế giới động vật