Tìm thấy sa mạc lâu đời nhất thế giới 30 triệu năm

Sa mạc Trung Á được đánh giá là sa mạc lâu đời nhất trên hành tinh chúng ta.

Đây là phát hiện mới nhất của nhà địa chất học Jeremy Caves thuộc Đại học Stanford và các đồng nghiệp. Ông và nhóm nghiên cứu tìm thấy vết tích carbon đồng vị của hàng loạt cây cối nằm dưới đất cát tại sa mạc Trung Á.

Sa mạc cổ Nguồn ảnh: UPI.

Cụ thể, Jeremy Caves cùng nhóm nghiên cứu đã tìm thấy mật độ carbon đồng vị - 13 ở sa mạc, đồng vị này ước tính kéo dài khoảng 30 triệu năm. Nó phản ánh nhiều giai đoạn cây cối chết khô, chồng chất cũng như lượng mưa tại vùng sa mạc Trung Á này cực kỳ hiếm, khắc nghiệt trong quá khứ...

Có vẻ sa mạc Trung Á là sa mạc lâu đời, cổ và khô cằn nhất so với các vùng còn lại trên hành tinh chúng ta” - Jeremy Caves nói.

Trong khi đó, sa mạc Sahara tồn tại khoảng 7 triệu năm trước, và cũng từng được phủ xanh, nước sông đổ về vào 6000 năm trước. Trong đó, sa mạc miền Tây nước Mỹ, sa mạc Uc từng bị ướt hóa vào cuối kỷ Băng hà.

Những tác động khiến sa mạc Trung Á khô cằn đến kinh ngạc.

  • Khoảng 45 triệu năm trước, dãy Himalaya và cao nguyên Tây Tạng hình thành và bắt đầu chặn gió mùa ẩm từ phía Nam thổi qua sa mạc.
  • Khoảng 10 triệu năm trước, các dãy núi Altai, phía Bắc chắn ngang gió mùa mang mưa thổi qua sa mạc Trung Á nói riêng và làm hàng loạt khu địa chất bỗng dưng khô cằn khắc nghiệt tại Mông Cổ và Kazakhstan.

Và hiện đang có rất nhiều lập luận tranh cãi về tuổi thọ của sa mạc Trung Á.

Huỳnh Dũng (Theo Newscientist)

Thứ Hai, 03/10/2016 08:47
1,52 👨 841
0 Bình luận
Sắp xếp theo