Tại sao trên bầu trời có rất nhiều máy bay cùng một lúc nhưng chúng không bao giờ va chạm với nhau?

Ngày nay, máy bay là phương tiện di chuyển phổ biến được nhiều người lựa chọn. Chính vì vậy mà bầu trời ngày càng trở nên đông đúc hơn nhưng hầu như không bao giờ các máy bay va chạm với nhau, tại sao vậy?

Các máy bay bay theo một cung đường nhất định được gọi là đường hàng không

Giống như đường phố trên mặt đất, các máy bay bay theo một cung đường nhất định được gọi là đường hàng không. Để đảm bảo rằng hai máy bay không bao giờ ở cùng độ cao, và giữ khoảng cách xung quanh an toàn, các chuyến bay được điều khiển ở các mức độ cao khác nhau - gọi là các cấp độ bay.

Theo quy định: Tất cả phương tiện hàng không phải cách nhau trong bán kính 14km và cao 300m.

Với hệ thống radar và hệ thống máy tính tinh vi, bộ phận không lưu sẽ giúp cho các máy bay cách xa nhau khi cất cánh, hạ cánh, thay đổi chiều cao hoặc thay đổi lộ trình an toàn.

Ngoài ra, một yếu tố nữa cũng giúp các máy bay tránh các vụ va chạm đáng tiếc đó là Hệ thống Cảnh báo Va chạm Giao thông (TCAS) - hệ thống radar tương đối đơn giản nhưng thông minh. Từ đầu những năm 1990 ở Hoa Kỳ và từ năm 2000 ở châu Âu, tất cả các máy bay chở khách bắt buộc phải trang bị hệ thống này mới được cất cánh.

Sơ đồ cảnh báo sớm va chạm của các máy bay
Sơ đồ cảnh báo sớm va chạm của các máy bay.

Máy bay cập nhật liên tục vị trí, độ cao, tốc độ và hướng... của nó qua sóng radio. Nếu TCAS của chiếc máy bay nhận được một tín hiệu từ máy bay khác, nó sẽ “trao đổi thông tin” với nhau để biết chúng xa nhau bao nhiêu dựa trên thời gian để nhận được phản hồi.

Qua hệ thống ăng-ten, hệ thống sẽ xác định thông tin xem những máy bay khác đến từ hướng nào và tính toán những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Tất cả thông tin sẽ được hiển thị trên một màn hình của máy bay xung quanh để cho các phi công có thể giám sát tình hình.

Trong trường hợp một chiếc máy bay chuẩn bị vượt qua vùng an toàn của một chiếc máy bay khác, hai đơn vị TCAS của chúng sẽ bắt đầu làm việc để đưa ra cảnh báo.

Từ 20 đến 48 giây so với nguy cơ va chạm, một giọng nói liên quan cảnh báo "lưu lượng giao thông!" sẽ phát ra trong buồng lái. Phi công sẽ thấy máy bay đột nhập được hiển thị màu vàng trên màn hình và họ sẽ nhanh chóng nhìn ra bên ngoài để tìm ra ánh sáng hoặc các đầu mối.

Trong vòng 20 đến 25 giây trước khi va chạm - TCAS đưa ra các cách giải quyết vấn đề. Hai đơn vị TCAS và các hệ thống khác tự động phối hợp nhịp nhàng với nhau sẽ giúp cho phi công biết phải làm gì: hạ thấp, lên cao hoặc thay đổi lộ trình khác. Khi đó, các phi công sẽ làm theo chỉ dẫn của TCAS ngay cả khi nó mâu thuẫn với bộ điều khiển không lưu.

Các phi công được đào tạo để làm theo chỉ dẫn của TCAS ngay cả khi nó mâu thuẫn với bộ điều khiển không lưu

Hệ thống TCAS chỉ ra chỉ thị cho phi công đưa máy bay lên cao hoặc hạ thấp xuống chứ không bao giờ rẽ trái hoặc phải. Bởi theo luật, khi phi công phát hiện thấy máy bay chuẩn bị va chạm thì họ phải rẽ sang phải.

Hướng của máy bay rất dễ được phát hiện: cánh phải có một ánh sáng màu xanh lá cây và cánh trái có một ánh sáng màu đỏ. Các máy bay từ phải sang trái có đường và hiển thị ánh sáng màu đỏ, ngược lại từ trái sang phải sẽ có một ánh sáng màu xanh lá cây cho các máy bay khác nhìn thấy. Đó là một hệ thống trực quan cơ bản, để các phi công có thể phản ứng đúng trong trường hợp xấu nhất.

Để các máy bay không bao giờ va chạm với nhau, ngành công nghiệp hàng không vẫn liên tục tìm kiếm giải pháp để cải thiện các tiêu chuẩn an toàn.

Thứ Sáu, 06/10/2017 07:46
51 👨 2.407
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học