Phát hiện hai hành tinh đá “siêu Trái đất”, chỉ cách Trái đất “xịn” 33 năm ánh sáng

Một nhóm các nhà khoa học thuộc dự án Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh (TESS) của NASA mới đây đã phát hiện ra sự tồn tại của hai ngoại hành tinh với thành phần chủ yếu là đá, và nằm cách Trái đất chỉ 33 năm ánh sáng. Như vậy, đây là những hành tinh đá gần nhất được ghi nhận cho đến nay. Cả hai đều quay quanh một ngôi sao nhỏ, mát có tên HD 260655, và chứa đựng một số đặc điểm thú vị.

Hai hành tinh này thuộc loại được gọi là “siêu Trái đất”. Chúng có kích thước gấp lần lượt 1,2 và 1,5 lần hành tinh của chúng ta, nhưng hoàn không thể là nơi lý tưởng cho sự sống bởi cả hai đều quay quanh ngôi sao chủ của mình và có nhiệt độ bề mặt cực cao. Theo NASA, hành tinh gần ngôi sao chủ nhất, được gọi là HD 260655 b, có nhiệt độ bề mặt ước tính lên tới 816 độ F (435 độ C), trong khi người bạn đồng hành của nó là HD 260655 c được ước tính sở hữu nhiệt độ là 543 độ F (284 độ C).

Hình minh họa hai "siêu Trái đất" mới được phát hiện
Hình minh họa hai "siêu Trái đất" mới được phát hiện

Mặc dù vậy, việc ước tính nhiệt độ bề mặt của các hành tinh ngoài hành tinh là rất khó khăn. Điều này phần lớn phụ thuộc vào việc các hành tinh có bầu khí quyển hay không. Ví dụ, trong hệ mặt trời của chúng ta, bề mặt sao Kim nóng hơn nhiều so với sao Thủy, mặc dù nằm ở xa mặt trời hơn. Nguyên nhân là do bầu khí quyển của sao Kim dày hơn, dẫn đến nhiệt lượng không thể khuếch tán ra không gian mà được giữ lại trên bề mặt.

Vì vậy, để hiểu thêm về đặc tính của các ngoại hành tinh, các nhà khoa học cần đo đạc bầu khí quyển của chúng - điều mà trước đây rất khó khăn nhưng hiện có thể thực hiện được với các công cụ hiện đại như Kính viễn vọng Không gian James Webb, được thiết lập để bắt đầu hoạt động vào mùa hè năm nay.

Cả hai ngoại hành tinh này đều là những ứng cử viên lý tưởng phục vụ cho công tác nghiên cứu bầu khí quyển của các ngoại hành tinh nói chung bởi hai lý do: Chúng tương đối gần với Trái đất, và ngôi sao mà chúng quay quanh có phát sáng dù chỉ sở hữu kích thước nhỏ.

Cả hai hành tinh trong hệ thống này đều được coi là những mục tiêu tốt nhất để nghiên cứu khí quyển ngoại hành tinh điển hình vì độ sáng của ngôi sao mà chúng quay quanh. Liệu có một bầu khí quyển giàu chất hóa học biến động xung quanh các hành tinh này không? Và có dấu hiệu của các loài sinh vật sống trong nước hoặc carbon không? Những hành tinh này chính là môi trường thử nghiệm tuyệt vời để tìm ra câu trả lời thích đáng", đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hệ thống đa hành tinh mới chỉ cách Trái đất 10 parsec, tức khoảng 33 năm ánh sáng. Đây là một trong những hệ thống đa hành tinh gần nhất được biết đến. Ngôi sao ở trung tâm có kích thước bằng Trái đất.
Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hệ thống đa hành tinh mới chỉ cách Trái đất 10 parsec, tức khoảng 33 năm ánh sáng. Đây là một trong những hệ thống đa hành tinh gần nhất được biết đến. Ngôi sao ở trung tâm có kích thước bằng Trái đất.

Kính viễn vọng Không gian James Webb sẽ có thể điều tra bầu khí quyển của các ngoại hành tinh bằng cách nhìn vào ánh sáng chiếu từ một ngôi sao và đi qua bầu khí quyển của chúng. Bằng cách tách ánh sáng này thành một quang phổ, các nhà nghiên cứu có thể thấy những bước sóng nào đã được hấp thụ bởi các phân tử cụ thể, và điều đó cho phép họ tìm ra khí quyển được cấu tạo bởi những thành phần ra sao.

Vẫn chưa có dấu hiệu nào về việc liệu hai hành tinh mới được phát hiện này có bầu khí quyển hay không, nhưng chúng là những mục tiêu thú vị để tiến hành những điều tra chuyên sâu hơn.

Chủ Nhật, 19/06/2022 11:00
32 👨 795
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ