Phải chăng Nam Cực từng được bao phủ bởi các rừng cận nhiệt đới tươi tốt?

Các nhà khoa học đã phát hiện rằng Nam Cực, khu vực băng giá, lạnh lẽo khắc nghiệt nhất trên thế giới lại từng được bao phủ bởi các khu rừng cận nhiệt đới vào khoảng 300 triệu năm trước.

Theo Marcelo Leppe, nhà sinh vật học làm việc ở Viện Quốc gia Nam Cực Chile, nói với trang EFE rằng: "Phần lớn các nhà khoa học đều đồng tình rằng Nam Cực từng được bao phủ bởi một màu xanh lá, nhưng luận điểm này vẫn chưa được nhiều người biết đến". Được biết, Leppe, người đại diện của Chile đến làm việc với Ủy ban Khoa học Quốc tế về nghiên cứu Nam Cực đã dành cả cuộc đời của mình để tìm kiếm các hóa thạch, manh mối nguồn gốc động thực vật tại “Lục Địa Trắng”.

Nam Cực từng được bao phủ bởi các rừng cận nhiệt đới

Leppe nói rằng "rừng bắt đầu xuất hiện ở Nam Cực khoảng 298 triệu năm trước trong thời kỳ địa chất Permian, khi các sông băng trôi đi và khí hậu toàn cầu bước vào giai đoạn ấm lên".

Bằng chứng là các hóa thạch từ Kỷ Jura cho thấy sự tồn tại của rừng dương, cây lá kim và đây cũng là nơi loài khủng long Cryolophosaurus từng phát triển mạnh mẽ nhất trong quá khứ. Tuy nhiên, thời kỳ vàng son xanh tươi nhất của Nam Cực là thời kỳ kỷ Phấn trắng, bắt đầu từ 145 - 66 triệu năm trước.

Leppe nói, "Khoảng 80 triệu năm trước, việc đi bộ ở Nam Cực giống như bạn đi bộ trong một khu rừng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, giống như những gì chúng ta có thể gặp ở miền Nam, Trung Chile hoặc New Zealand ngày nay."

Bên cạnh đó, nhà sinh vật học cho biết: "Chúng ta biết rằng một số loài khủng long đã di cư trước khi mùa đông đến để tồn tại, và thế thì hệ thực vật cây cối đã tồn tại trong mùa băng giá đó ở Nam Cực như thế nào, đó vẫn đang là một điều bí ẩn. Dù cây cối nhận được 22 giờ ánh sáng mỗi ngày vào mùa hè ở nam Cực, nhưng điều này không có nghĩa là chúng đủ năng lượng quang hợp để sinh sống kéo dài qua mùa đông” – Ông nói.

Cũng có quan điểm cho rằng, rừng xanh đã biến mất vào khoảng 15 triệu năm trước, để lại một sa mạc băng giá khắc nghiệt. Và một điều vi diệu khác vừa phát hiện mới đây cho thấy, có nhiều loài cỏ, hoa yến mạch dại đang phát triển trở lại ở Nam Cực chủ yếu ở các vùng băng tan do khí hậu nóng lên trên toàn cầu. Sự thay đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu, sự xâm lấn của các loài thực vật hoang dại hứa hẹn sẽ mang Nam Cực, một lục địa trắng trở về một lục địa xanh như trong quá khứ.

Thứ Năm, 20/04/2017 14:29
31 👨 568
0 Bình luận
Sắp xếp theo