Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, ráy tai và tuyến mùi mồ hôi (hôi nách) của cơ thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thông qua tình trạng ráy tai của cơ thể bạn có thể biết mình có phải là người có mùi cơ thể “nặng” không.
- Màu sắc ráy tai giúp bạn nhận biết được tình trạng sức khỏe của bản thân
- Cách đơn giản để giúp cơ thể lưu giữ hương thơm tự nhiên cả ngày dài
Nếu ráy tai của bạn thuộc loại ướt thì bạn có gene nặng mùi, còn nếu khô hay dạng mảng thì có nghĩa là bạn không cần lo lắng về vấn đề mùi cơ thể.
Cụ thể, các nhà khoa học đã phát hiện thấy 1 biến thể của loại gene ABCC11, một dạng biến thể của gene GBCC11 thường được tìm thấy ở người gốc Đông Á gây mùi mồ hôi ở nách và ráy tai ướt có mối liên quan tới nhau.
Những người có gene tương ứng với kí tự G thì có nhiều tuyến apocrine - tuyến mồ hôi đầu hủy, chỉ xuất hiện tại một số vùng nhất định như cơ quan sinh dục, nách, rốn,... Cơ chế hoạt động của apocrine là đưa mồ hôi vào nang lông, rồi mới đẩy gián tiếp lên da. Do vậy, mồ hôi sẽ chịu cùng sự điều khiển của gene tạo mùi nên chúng sẽ khiến cơ thể dễ bị hôi nách hơn.
Ngược lại những người có gene tương ứng với kí tự A có ít tuyến apocrine hơn, nên gần như không có mùi cơ thể.
Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí khoa học của Mỹ - FASEB Journal.
Theo số liệu thống kê, gene nặng mùi xuất hiện ở 80% người châu Âu, 25% ở người Nhật, và ở người Hàn Quốc tỷ lệ này chỉ còn là 0%. Đặc biệt, loại gene nặng mùi chiếm gần như tuyệt đối ở người châu Phi, Mỹ Latinh.