Đố bạn biết, bộ phận nào trên cơ thể véo mãi cũng không đau?

Thực sự trên cơ thể chúng ta có tồn tại bộ phận kỳ lạ véo mãi mà chẳng thấy đau tí gì sao? Câu trả lời là đúng và đó chính là phần da thịt ở khuỷu tay. Không tin thì bạn thử véo thì sẽ biết. Điều này đã được khoa học chứng minh hẳn hoi chứ chẳng đùa đâu nhé.

Có cả một hệ thống các cơ qua chi tiết, hoạt động phức tạp dưới lớp da của chúng ta. Một trong số đó chính là lớp biểu bì với mạng lưới các dây thần kinh thụ cảm, bộ phận có vai trò xúc giác trên cơ thể người, giúp ta cảm nhận khi chạm vào sự vật.

Phần da thịt ở khuỷu tay

Khi véo, lực ngón tay tác động lên phần da. Ngay lập tức, các dây thần kinh thụ cảm gửi tín hiệu về não. Cảm giác đau chính là cảnh báo nguy hiểm.

Nhưng, vùng da dưới khuỷu tay lại là một trường hợp đặc biệt. Đây là một trong những vùng da chúng ta sử dụng nhiều nhất, nằm ở vị trí phải chịu nhiều tiếp xúc vật lí, phần khớp hoạt động nhiều nhất cơ thể. Nên phần da này đã tiến hóa thành rất dày. Nó đóng vai trò như đệm đảm bảo an toàn cho khớp và các mút thần kinh ở phía trong.

Vùng da khuỷu tay có rất ít các dây thần kinh thụ cảm, mút thần kinh

Ngoài ra, so với các vùng da khác, vùng da này có rất ít các dây thần kinh thụ cảm, mút thần kinh. Các mút thần kinh là điểm tiếp nhận kích thích của dây thần kinh nên càng ít thì khi tiếp nhận kích thích, chúng ta sẽ rất khó có cảm giác đau.

Vùng da này chỉ không đau khi chúng ta kéo hoặc véo thôi nhé. Tuyệt đối không dùng vật sắc để thử cắt hoặc đâm ở vùng da khuỷu tay bởi khi đó chúng ta vẫn cảm giác đau đớn như thường.

Thứ Hai, 30/10/2017 17:56
31 👨 1.939
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học