Tại sao không nên lấy ráy tai bằng tăm bông?

Ngoài tăm bông, nhiều bác sĩ cho biết còn thấy bệnh nhân sử dụng nhíp, thậm chí cả ống hút để làm sạch tai. Tuy nhiên, không có công cụ nào trong số này có hiệu quả và đặc biệt, tăm bông có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Thoạt nhìn, chúng có thể mang lại cho bạn cảm giác hài lòng và sạch sẽ nhưng trên thực tế, đó là cảm giác sai lầm. Dưới đây là những tác hại khi dùng tăm bông lấy ráy tai.

Tác hại của việc lấy ráy tai bằng tăm bông

Tác hại khi dùng tăm bông lấy ráy tai

Làm đau tai

Nghe có vẻ khó tin nhưng tăm bông có thể làm tổn thương tai giữa của bạn và đặc biệt hơn là gây thủng màng nhĩ. Theo một nghiên cứu diễn ra từ năm 1990 đến năm 2010 trên hơn 263.000 trẻ em, xem xét các vết thương ở tai liên quan đến tăm bông, khoảng 73% trong số đó được phát hiện có liên quan đến việc vệ sinh tai. Đây là một tỷ lệ lớn, đáng báo động.

Đẩy ráy tai sâu hơn vào bên trong

Nhiều người muốn lấy ráy tai ra, nhất là khi ráy tai tích tụ nhiều. Tuy nhiên, tăm bông đôi khi chỉ đẩy ráy tai sâu hơn trong ống tai nên nó chỉ nằm yên ở đó thay vì đi ra khỏi tai. Trong trường hợp này, giải pháp duy nhất là đến gặp bác sĩ để loại bỏ ráy tai.

Gây viêm tai

Một trong những đặc tính có lợi nhất của ráy tai là bẫy và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Nó hoạt động giống như một tấm lưới an toàn ngăn chặn vi khuẩn gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi dùng tăm bông đẩy cả ráy tai và vi khuẩn vào sâu hơn bên trong, bạn vô tình tạo đường phát triển cho vi khuẩn, dẫn tới viêm tai.

Tại sao cần có ráy tai?

Ngoài việc ngăn ngừa và loại bỏ vi khuẩn, ráy tai còn không cho bọ và bụi bẩn ngoài môi trường xâm nhập vào tai. Nó cũng là chất bôi trơn tự nhiên tốt nhất giúp tai chúng ta không bị khô hay ngứa. Thực tế, ráy được “lập trình” để tự rời khỏi tai bất cứ khi nào con người tham gia các hoạt động thể chất. Nó thực sự có thể tự đẩy mình ra ống tai ngoài. Lúc này bạn chỉ cần vòi sen để rửa sạch nó.

Hướng dẫn lấy ráy tai an toàn

Cách lấy ráy tai an toàn tại nhà

Dùng thuốc nhỏ tai: Bạn chỉ cần nhỏ theo hướng dẫn để làm mềm ráy tai. 2 ngày sau, bạn có thể dùng ống tiêm nhỏ một ít nước ấm vào tai và nghiêng đầu để nước thoát ra ngoài. Sau đó, sử dụng khăn sạch để lau phần bên ngoài của tai.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Hướng dẫn cách lấy ráy tai mà không cần phải dùng bông ngoáy tai của bác sĩ Mỹ trên Quantrimang.com.

Thứ Bảy, 02/09/2023 10:08
31 👨 691
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Mẹo vặt