Nhện phát ra cầu vồng từ bụng gây sốt

Nhện cầu vồng (Maratus robinsoni) trở thành một loài nhện đặc biệt ở Úc có khả năng làm ra điều kỳ diệu tưởng chừng chỉ có sản phẩm công nghệ mới làm được.

Loài nhện cầu vồng (Maratus robinsoni) đặc biệt là nhện đực có cơ thể gọn gàng, có khả năng phát tín hiệu cầu vồng cường độ cao trong các màn trình diễn tán tỉnh giữa các con đực với con cái. Đây là ví dụ đầu tiên được biết đến trong tự nhiên khi mà nhện đực sử dụng toàn bộ cầu vồng màu sắc để lôi kéo con cái. Tiến sĩ Bor-Kai Hsiung đã dẫn dắt một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đến từ Hoa Kỳ (UAkron, Cal Tech, UC San Diego, UNL), Bỉ (Đại học Ghent), Hà Lan (UGroningen) và Úc để khám phá ra loài nhện phát tín hiệu cầu vồng này.

Nhện cầu vồng

Sử dụng một loạt các kỹ thuật nghiên cứu, bao gồm kính hiển vi điện tử và ánh sáng, hình ảnh hyperspectral, hình ảnh phân tán, in ấn nano 3D và mô hình hóa quang học, nhóm phát hiện ra nguồn gốc trào lên của hiệu ứng cầu vồng cường độ cao xuất hiện từ vùng bụng đặc biệt của nhện này. Những vảy cầu vồng này có một đường viền 3D cực nhỏ với đường viền bằng kính hiển vi đan lại thành các cấu trúc lưới nhiễu xạ nano trên bề mặt.

Khi phân tích, các nhà khoa học đã tìm thấy sự tương tác giữa lưới mặt nạ chùm nhiễu xạ nano bề mặt và độ cong vi mô cho phép tách và cô lập ánh sáng thành các bước sóng ở các góc tốt hơn và khoảng cách nhỏ hơn so với các công nghệ kỹ thuật nhân tạo hiện tại.

Cảm hứng từ những vảy mờ cực tím trên nhện cầu vồng này có thể được sử dụng để khắc phục những hạn chế hiện tại trong thao tác phân tích quang phổ ở các ứng dụng đòi hỏi độ phân giải quang phổ ở một tỉ lệ cực nhỏ đặc biệt là các dụng cụ vũ trụ, hệ thống phát hiện hóa học. Và việc nghiên cứu ánh sáng trên loài nhện đặc biệt này có thể có nhiều ý nghĩa đối với các lĩnh vực khác nhau, từ khoa học sự sống và công nghệ sinh học đến khoa học vật liệu và kỹ thuật.

Xem thêm:

Thứ Tư, 17/01/2018 12:35
4,45 👨 1.768
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới thực vật