Kỹ năng săn mồi kỳ lạ: Mực nang thôi miên cua biển để ăn thịt
Video ghi lại cảnh loài mực nang vân trắng (Sepia latimanus) sử dụng chiến thuật săn cua biển độc đáo ở vùng biển Indonesia khiến các nhà quay phim vô cùng thích thú.
Cụ thể, loài mực này thay đổi màu và họa tiết trên da để thôi miên con mồi, rồi tiến gần và phóng ra 2 xúc tu dài với miệng hút có răng cưa để tóm bắt con mồi. Chính vì vậy mà nhiều người đặt biệt danh cho chúng là “phù thủy đại dương”.
Giống như bạch tuộc, mực nang là loài giỏi bắt chước do da của chúng chứa hàng triệu tế bào sắc tố giúp thay đổi màu sắc, họa tiết trên da và tư thế để lập tức tàng hình. Kiểm soát hệ thần kinh thực vật, loài mực nang này có thể biến đổi thành nhiều kiểu hoa văn và màu sắc khác nhau liên tục tạo ra một màn trình diễn ánh sáng để thu hút sự chú ý và khiến con mồi bị hoa mắt, và rơi vào trạng thái bị thôi miên sau đó trở thành ‘bữa ăn’ cho chúng.
Khả năng này không chỉ giúp mực nang săn mồi hiệu quả mà còn giúp chúng “biến hình” hòa vào môi trường xung quanh để phòng tránh kẻ thù.
Mực nang được đánh giá là một trong những động vật không xương sống thông minh nhất. Chúng cũng có tỷ lệ kích thước não so với cơ thể thuộc dạng lớn nhất trong những loài không xương sống.
Trí thông minh vượt trội của chúng được thể hiện qua kỹ thuật săn mồi ấn tượng, được đánh giá không thua kém gì hung thần đại dương, cá voi sát thủ.
Bạn nên đọc
-
Đẻn là con gì?
-
Loài cá nguy hiểm nhất thế giới, có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác
-
Trâu rừng bị tê giác hất 'ngã chổng vó' xuống đất và bị hất tung lên không
-
Cá siêu đen, có khả năng hấp thụ ít nhất 99,5% ánh sáng
-
Loài tôm ‘khó ăn’ nhất hành tinh, có thể sống trong nước nóng 450 độ C
-
Loài cá kỳ lạ có tới, 555 chiếc răng, mỗi ngày rụng 20 chiếc
-
Rùa đực đánh nhau để tranh bạn tình khiến rùa cái suýt chết vì ngột thở
-
Loài rắn độc nhất Việt Nam, hổ mang chúa vẫn kém xa
-
Tại sao cá heo thích cưỡi sóng trước mũi tàu?