Bắt được loài cá mập kỳ dị thân dài như rắn, sở hữu tới 300 răng và có từ thời tiền sử

Các nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu Biển và Khí quyển của Bồ Đào Nha đã vô cùng kinh ngạc khi “chạm trán” với 1 loài cá mập có hình dạng kỳ lạ tồn tại từ thời tiền sử ở khu vực nước sâu của đại dương vùng bờ biển Algarve (Bồ Đào Nha).

Đó là cá mập mào, chúng có thân hình như rắn và có tới 300 chiếc răng sắc nhọn. Cá mập mào sinh sống ở sát đáy đại dương từ 80 triệu năm trước và là một trong những sinh vật lâu đời nhất trên thế giới.

Cá mập mào Cá mập mào sinh sống ở sát đáy đại dương từ 80 triệu năm trước

Các nhà nghiên cứu cho biết, cá thể cá mập mào này dài khoảng 1,5 và được phát hiện ở độ sâu 700m dưới đáy biển. Nó được coi là một "hóa thạch sống” bởi cá mập mào từng sống ở kỷ Phấn trắng, cùng thời với khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex.

Cá mập mào có thân hình như rắnCá mập mào có tới 300 chiếc răng

Cá mập mào được mệnh danh là sát thủ đại dương. Chúng sử dụng bộ hàm có tới 300 chiếc răng để bẫy các con mồi như mực, cá, thậm chí là cả những loài cá mập khác. Ngoài ra, cá mập mào còn có thể phồng to miệng tới mức nuốt trọn được con mồi có kích thước to bằng nửa chúng.

Cá mập mào sử dụng bộ hàm có tới 300 chiếc răng để bẫy các con mồi

Với cách di chuyển uốn lượn như rắn, bộ hàm sắc nhọn, cá mập mào thường bị hiểu nhầm là “quái vật biển”. Cá mập mào sống ở sát đáy biển sâu nên con người ít có cơ hội chạm trán và tìm hiểu về loài cá mập kỳ dị này. Năm 2016, một ngư dân ở Nga - Roman Fedortsov đã may mắn bắt được 1 cá thể cá mập mào.

Thứ Hai, 13/11/2017 14:47
51 👨 1.336
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Đại dương học