Chúng ta có thể sẽ được nhìn thấy ‘Mặt trăng thứ 2’ trên bầu trời bằng mắt thường vào tháng 5 tới

Mặt trăng thứ 2 này thực chất là một sao chổi có tên Atlas (tên gốc là C/2019 Y4) sẽ có độ sáng tương đương Mặt trăng của chúng ta và đang lao về hướng Trái đất nhưng không đâm vào.

Atlas được phát hiện lần đầu vào ngày 28 tháng 12 năm 2019 và hiện đang ở gần quỹ đạo của Sao Hoả. Ngôi sao chổi này đang gia tăng tốc độ bay. Theo dự kiến, thời điểm Atlas ở khoảng cách gần Trái đất nhất sẽ diễn ra vào tháng 5 tới.

Mặt trăng giả

Khi vừa được phát hiện, sao chổi này có độ sáng yếu, để có thể quan sát các nhà khoa học phải sử dụng tới kính viễn vọng. Tuy nhiên, hiện tại nó đang tiến gần hơn về Trái đất và trở nên sáng hơn tới 4000 lần nên chỉ cần dùng ống nhòm là có thể quan sát được. Thậm chí, trong thời gian sắp tới, chúng ta còn có thể dùng mắt thường để quan sát ngôi sao chổi này.

Việc quan sát một sao chổi bằng mắt thường là sự kiện hiếm có. Lần gần nhất, chúng ta có thể nhìn thấy một sao chổi bằng mắt thường là vào năm 1997, sao chổi có tên Hale-Bopp.

Atlas hiện đang sáng lên rất nhanh, và vào cuối tháng 5, nó sẽ rực sáng nhất nhờ vào sự khuếch đại ánh sáng của Mặt trời khi khoảng cách giữa nó và Mặt Trời chỉ còn 0.25 đơn vị thiên văn. Tuy nhiên vẫn có một trường hợp khác có thể xảy ra là Atlas sẽ bị nhiệt độ của Mặt Trời đốt cháy rụi trên đường bay.

Thứ Năm, 26/03/2020 09:26
4,36 👨 2.448
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ