Tiểu hành tinh vàng - Psyche-16
Psyche-16, làm bằng vàng khối có giá trị lên tới 700.000.000.000.000.000.000 USD, tức là 700 tỷ tỷ USD. Lượng vàng này đủ để “biếu không” cho mỗi người trên Trái Đất gần 1.000.000.000.000 USD - 1 nghìn tỷ USD.
Khối vàng này bay trong vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, có kích thước chiều rộng chỉ khoảng 200km. Trong khi các hành tinh khác chỉ chứa bụi khí, đất đá thì Psyche-16 lại chứa các kim loại quý gồm vàng, bạc và kền. Chính vì điều này mà Psyche-16 có khả năng trở thành động lực hình thành một cuộc đua khai khoáng Vũ trụ.
Khối vàng khổng lồ này có thực sự tồn tại trong vũ trụ hay không?
Để trả lời cho câu hỏi này, NASA cho biết, họ đang lên kế hoạch chứng minh sự tồn tại của nó, dự án sẽ khởi động vào năm 2022.
Giáo sư John Zarnecki, chủ tịch Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia cho biết, ước tính sẽ phải mất 25 năm để có được bằng chứng chứng minh khối thiên thạch tồn tại.
Khi nào ta có thể trích xuất vàng từ khối thiên thạch lớn đó?
Để trả lời câu hỏi tỷ tỷ đô này đòi hỏi phải có sự tham gia của rất nhiều ngành nghề, ví dụ như ngành du hành vũ trụ và nghiên cứu tên lửa, ngành khai khoáng…
Giáo sư John Zarnecki cho rằng cần tới 50 năm, sau khi chứng minh được nó tồn tại, để bắt đầu vận hành dây chuyền khai thác vàng trên khối thiên thạch này. Đây sẽ là cú nổ mới trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.
Để dự án này thành công cần hai yếu tố quan trọng, một là tiềm lực kinh tế của bất cứ bên nào liên quan và sự tiên tiến của công nghệ du hành vũ trụ. Không chỉ Mỹ và những cường quốc kinh tế khác cung ngắm nghía thiên thạch vàng này và nung nấu dự định của riêng mình.
Psyche-16 có thể sẽ là mục tiêu vươn tới của ngành du hành vũ trụ hiện tại, nơi dừng chân tạm thời của chuyến hành trình vô tận của khám phá.
Thị trường khai khoáng thiên thạch hiện tại ra sao?
Theo tính toán của Allied Market Research (AMR), tới năm 2025, ước tính trị giá thị trường của ngành khai khoáng thiên thạch sẽ chạm mốc 3,8 tỷ USD. Những lợi ích của việc lên vũ trụ tìm kiếm kim loại quý đang ngày càng được chú ý.
Không chỉ Psyche-16, nhiều thiên thạch giàu khoáng sản khác trong vành đai tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời của ta cũng lọt tầm ngắm. Ví dụ như một viên thiên thạch có độ dài 200 mét và theo tính toán lượng platinum có trên nó có giá trị 30 tỷ USD.
Ai sẽ là người đầu tiên “chạm” tới những cục tiền lơ lửng trên không?
Trong cuộc đua khai khoáng mới này, Trung Quốc tuyên bố sẽ chiếm thế thượng phong và họ có lý do để mạnh dạn khẳng định điều đó.
Nước Mỹ lại tập trung nhiều vào khám phá không gian và các sứ mệnh khoa học.
Với tham vọng khai khoáng trên Mặt Trăng, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA đã hợp tác với ArianeGroup, công ty mẹ của Arianespace, nhằm thực hiện sứ mệnh Mặt Trăng vào 2025.
Tính từ năm 2016, Luxembourg - quốc gia nhỏ bé nhưng là một trong những trung tâm quyền lực nhất Châu Âu, đã chứng kiến sự xuất hiện của 10 công ty khai khoáng vũ trụ mới. Một vài trong số đó hướng tới những viên thiên thạch bay quanh Trái Đất, số còn lại để mắt tới Mặt Trăng.
iSpace, một doanh nghiệp tư nhân về vũ trụ của Nhật Bản cũng đã lên kế hoạch phóng vệ tinh Mặt Trăng vào năm 2020, và dự kiến sẽ hạ cánh xuống bề mặt vào năm 2021. Nhật Bản cũng đã hạ cánh thành công tàu thăm dò xuống bề mặt thiên thạch vào tháng 9 năm 2018.
Việc chạm tay được vào khối vàng trị giá tỷ tỷ USD cách Trái Đất 750 triệu kilomet này là tham vọng của nhiều quốc gia, kẻ chiến thắng sẽ nắm số vàng lớn nhất Vũ trụ.