Trăng tròn là hiện tượng thiên nhiên xuất hiện thường xuyên và khá gần gũi với con người. Hiện tượng này luôn được gắn kết với những câu chuyện thần bí khiến các nhà khoa học đau đầu. Dưới đây là một số khám phá thú vị về hiện tượng trăng tròn đã được các chuyên giả giải mã khiến bạn kinh ngạc.
Khi mặt trăng có quỹ đạo gần Trái đất nhất thì xảy ra hiện tượng siêu Mặt trăng hay còn gọi siêu trăng. Ngày 27-18/9/ 2015, con người đã có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này. Và phải chúng ta phải đến 18 năm sau tức năm 2033 con người mới có cơ hội quan sát lại hiện tượng này.
Trăng tròn xuất hiện theo chu kỳ 29,5 ngày/lần. Tất cả các tháng đều có ít nhất một đêm trăng tròn trừ tháng Hai, đây là tháng duy nhất không có trăng tròn.
Trăng tròn được cho là mang đến may mắn nếu rơi vào thứ Hai. Ngược lại nó được cho là mang đến điềm gở khi rơi vào ngày Chủ Nhật.
Theo truyền thuyết xa xưa, con người sẽ biến thành chó sói vào thứ Tư hoặc thứ Sáu khi ngủ ngoài trời vào một đêm trăng tròn. Người đó sẽ hóa thành chó sói khi ánh sáng mặt trăng chiếu rọi vào khuôn mặt. Rất may các nhà khoa học đã "giải oan" cho trăng tròn khỏi lời đồn đại đáng sợ này.
Khi có 2 lần trăng tròn trong cùng một tháng thì lần trăng tròn thứ 2 được gọi là hiện tượng trăng xanh. Hiện tượng này thường xảy ra trung bình khoảng 3 năm/lần.
Trăng tròn là vật thể sáng nhất trên bầu trời đêm. Quầng sáng của mặt trăng lớn hơn 33000 lần so với quầng sáng của những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm là sao Sirius - sao Thiên Lang. Mặt trăng cách Trái Đất 9149 668 992 km, với độ sáng rõ ràng là -26.72 và độ sáng tuyệt đối là 4.2.
Khi trăng tròn trùng với hiện tượng nguyệt thực, mặt trăng sẽ đi vào bóng tối của trái đất và bắt đầu dần chuyển sang màu đồng đỏ. (Nguyệt thực xảy ra khi trái đất che khuất ánh sáng mặt trời chiếu sáng mặt trăng.)
Một nghiên cứu do Bệnh viện Hoàng gia Bradford tiến hành trong 2 năm từ 1997 đến 1999, cho thấy khả năng con người bị chó cắn trong những đêm trăng tròn cao gấp đôi so với ngày thường.
Trong Chiến tranh thế giới 2, không quân Hoàng gia Anh đã sử dụng ánh sáng trong một đêm trăng tròn ngày thứ Bảy 28/3 để bắt đầu cuộc tấn công nhằm vào thành phố Lubeck của Đức.
Nhiều người tin rằng, trăng tròn có liên quan đến việc mất ngủ của con người. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng nó không hề ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người.