Lốc xoáy pha lê trên đỉnh Andes, hiện tượng chưa từng xuất hiện trong lịch sử

Các nhà khoa học mới phát hiện ra một dạng thức lốc xoáy mới đang dần hình thành ở khu vực dãy Andes ở Nam Mỹ. Hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ này chính là lời giải thích cho hiện tượng khối lượng lớn các tinh thể đá cứng như pha lê xuất hiện một cách kì bí dọc các cồn cát nơi đây.

Hiện tượng kì lạ có 1 - 0 - 2

Dãy Andes được coi là biên giới tự nhiên giữa Chile và Argentina, nơi đây có một vùng núi mang tên Salar de Gorbea, được biết đến với khí hậu khô hạn, hiếm mưa. Đặc biệt nơi đây có những đụn cát với hàng ngàn tinh thể pha lê đá tạo nên một cảnh quan siêu thực.

Những cồn cát phủ kín pha lê
Những cồn cát phủ kín pha lê.

Vậy những tinh thể đá này từ đâu ra? Đây là một câu hỏi thách thức mọi hồ sơ địa lý của các nhà khoa học trên thế giới.

Đi tìm lời giải đáp

Theo các nhà khoa học, những mảnh tinh thể màu trắng sữa như pha lê này được hình thành trong những hồ núi lửa axit mặn. Và nơi gần nhất có thể "phát tán" ra những tinh thể này cách sa mạc Salar de Gorbea nơi chúng được phát hiện một khoảng cách tối thiểu là 5km. Vậy làm thế nào mà chúng có thể di chuyển một quãng đường xa như vậy?

Kathleen Benison, một nhà địa chất học từ Đại học West Virginia, nhận thấy có các cơn lốc di chuyển từ khu vực thung lũng, nơi có bể axit mặn đến những cồn cát rồi suy yếu dần và tan biến. Hiện tượng này đều đặn xảy ra vào các buổi chiều và chính chúng đã hút các miếng tinh thể dài gần 30cm từ các bể axit mặn trong thung lũng và kéo chúng vào các cồn cát.

Cơn lốc kỳ lạ mang tên Mộ Quỷ Cơn lốc kỳ lạ mang tên Mộ Quỷ.

Các cơn lốc xoáy khổng lồ có thể cao tới vài kilomets, đường kính khoảng 500m và có thành phần là các miếng tinh thể khiến Kathleen đặt cho hiện tượng kì lạ này là Mộ Quỷ, một hình thức lốc xoáy cực đoan có cường độ thấp những diễn ra trong thời gian dài.

Khi tới cồn cát, các cơn lốc xoáy suy yếu dần, những tinh thể sẽ từ từ văng tự do từ độ cao 4,5m.

Thông thường nếu một cơn lốc có thể hút những "vật thể nặng" rất hiếm khi xảy ra và chúng phải có cường độ và sức gió phải lên đến con số lịch sử. Thực tế, trên thế giới từng xuất hiện một con lốc xoáy có tên gọi Bụi Quỷ tạo ra "cơn mưa" chuột khắp vùng sa mạc Arizona.

Một khối tinh thể băng trên dãy AndesMột khối tinh thể băng trên dãy Andes. (Ảnh: Science Alert.)

Nhưng theo báo cáo, tính đến thời điểm này, những cơn lốc xoáy tại Andes chỉ đạt được tốc độ gió khoảng gió 70 km/giờ - tương đương với cơn lốc xoáy F0. Với tốc độ này, khả năng cơn lốc xoáy đủ sức để hút các tinh thể vào không khí là điều không thể. Nghĩa là hiện tượng lốc xoáy pha lê xảy ra ở dãy Andes có thể là điều mà các nhà khoa học chưa từng biết đến trước đây.

Kathleen Benison đưa ra giả thuyết rằng, có thể áp suất không khí thấp ở sa mạc Salar de Gorbea, cùng với hình dạng dài của mảnh pha lê là nguyên nhân khiến chúng dễ dàng được "hút" lên không và bay ở độ cao vài kilômét.

Và nếu điều mà Kathleen Benison đưa ra là đúng thì các nhà khoa học sẽ phải xem xét lại giới hạn sức mạnh của những cơn lốc mà trước đây thường được xem nhẹ là "vừa chậm vừa yếu".

Thứ Hai, 15/05/2017 08:31
51 👨 938
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khí hậu - Thời tiết