Giải mã bí ẩn "vùng chết chóc" bên trong của cơn lốc xoáy

Những cơn lốc xoáy có thể càn quét và tàn phá mọi thứ trên mặt đất mà nó đi qua là nỗi khiếp sợ của bao người. Nhờ các nhà khoa học chúng ta đã có những hiểu biết nhiều hơn về các cơn lốc xoáy nhưng vùng bên trong của chúng đã từng là bí mật không thể giải mã của giới khoa học.

Gần đây, giáo sư Georgios Vatistas thuộc trường Đại học Concordia Canada đã giải mã được bí ẩn khiến nhiều nhà khoa học điên đầu này.

Lốc xoáy

Lốc xoay phát triển từ một ổ dông siêu mạnh hay từ một dải gió giật mạnh và được tạo nên từ một luồng không khí xoáy tròn có thể rộng tới hàng chục km, di chuyển với tốc độ cực lớn. Vùng trung tâm của lốc xoáy là tâm bão, một vùng có điều kiện thời tiết gần như yên bình và tĩnh lặng nhưng lại ẩn chứa những nguy hiểm chết người.

Ngày 27/6/1955, một cơn lốc xoáy có tên Scottsbluff đã càn quét bang Nebraska của Mỹ khiến nhiều người kinh sợ. Những người may mắn sống sót sau khi cơn lốc xoáy này cuốn qua họ kể lại rằng: nhiệt độ đột nhiên giảm mạnh khiến họ rét run mặc dù đó là thời điểm giữa hè, xung khí quanh lúc đó trở nên ngột ngạt, khó thở như bị thiếu khí.

Cơn lốc xoáy Scottsbluff, Nebraska xảy ra vào ngày 27/6/1955.

Tại sao con lốc xoáy Scottsbluff lại khiến con người cảm thấy kỳ lạ đến vậy?

Giáo sư Vatistas cùng với hai sinh viên ưu tú của mình cuối cùng cũng giải mã thành công bí ẩn bên trong mắt bão của một cơn lốc xoáy sau 33 năm nghiên cứu. Theo họ bí ẩn được giải mã mang tên "Vùng chết chóc" - Death Zone.

Điều nguy hiểm của "Vùng chết chóc" chính là nhiệt độ giảm mạnh và lượng oxy bị thiếu hụt trầm trọng. Giáo sư Vatistas cho biết, khi vòng xoáy càng lớn thì nhiệt độ và lượng oxy bên trong cơn lốc càng giảm mạnh.

Vùng chết chóc

Đối với cơn lốc Scottsbluff, các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận ra rằng nhiệt độ bên trong cơn lốc xoáy giảm cực nhanh từ 27 độ C xuống chỉ còn 12 độ C và mật độ không khí chỉ ở khoảng 20%, thấp hơn lượng không khí ở nơi có độ cao 8.000m. Đây chính là lý do khó có sinh vật nào có thể sống nếu chẳng may bị "mặc kẹt" ở trong đó.

Với kết quả nghiên cứu của về tâm bão của cơn lốc xoáy này của giáo sư Vatistas, các kỹ sư có thể ứng dụng để cải thiện hoạt động của ống thiết bị làm lạnh trong máy móc, linh kiện điện tử...

Thứ Hai, 23/01/2017 10:53
2,73 👨 1.066
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Video Khoa học