Vòi rồng là gì? Giải mã những bí mật của vòi rồng

Nguyên nhân gây ra vòi rồng là gì? Nếu chưa biết, bài viết sẽ cho bạn hiểu rõ nguyên nhân hình thành vòi rồng cùng các thông tin hữu ích khác.

Lốc xoáy (vòi rồng) là gì?

Vòi rồng cao chục mét trên biển Khánh Hòa ngày 10/5
Vòi rồng cao chục mét trên biển Khánh Hòa ngày 10/5. (Ảnh: Facebook M.P.N).

Vòi rồng hay lốc xoáy là một cột khí xoáy dữ dội, hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình phễu hoặc hình xoáy lủng lẳng từ một đám mây trông giống như cái vòi.

Vòi rồng hình thành như thế nào?

Quá trình hình thành vòi rồng
Quá trình hình thành vòi rồng. (Ảnh: Pantip.com)

Không khí nóng ẩm từ vịnh thổi vào gặp không khí lạnh, khô hình thành mây và dông. Nếu điều kiện thuận lợi, luồng không khí được nâng lên đột ngột sẽ quay xung quanh một miệng phễu trung tâm với tốc độ đôi khi hơn 160km/giờ. Vòi rồng được hình thành khi đám mây hình phễu này chạm mặt đất.

Vòi rồng có thể xảy ra bất kì lúc nào khi không khí nóng và lạnh xung đột, ngay cả trong đêm tối nhưng thường tập trung vào buổi chiều.

Tại Việt Nam, hiện tượng vòi rồng hiếm khi xảy ra, chủ yếu tập trung ở vùng biển phía Nam nhiều hơn. Chúng ta có thể thấy vòi rồng một năm vài lần ở đồng bằng hoặc trung du.

Một trận lốc xoáy kéo dài bao lâu?

Lốc xoáy có thể kéo dài từ vài giây cho đến hơn 1 giờ, nhưng hầu hết các cơn lốc xoáy từng xảy kéo dài chưa tới 10 phút. Trong lịch sử, có rất nhiều cơn lốc xoáy có "tuổi thọ" lâu từng được ghi nhận. Năm 2013, một trận lốc xoáy kinh hoàng kéo dài hơn 40 phút đã xảy ra ở bang Oklahoma cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Mức độ tàn phá khủng khiếp của lốc xoáy

Sức tàn phá khủng khiếp của vòi rồng

Cấp độ của một trận lốc xoáy được xếp từ thang độ F0- F5 theo mức độ thiệt hại mà nó gây ra.

F0: Lốc xoáy có cường độ yếu, tốc độ gió khoảng 64 - 116km/h, chỉ gây thiệt hại nhẹ như bẻ gãy cành cây, cần ăng-ten.
F1: Lốc xoáy có cường độ trung bình, tốc độ gió khoảng 117 - 180km/h, có thể giật tung mái nhà, bẻ gãy cột đèn đường, làm lật xe.

F2: Lốc xoáy gây ra thiệt hại đáng kể, với tốc độ gió khoảng 181 - 253k/h, có thể thổi bay các mái nhà, làm bật gốc các cây lớn, làm lật các toa chở hàng.

F3: Lốc xoáy có cường độ mạnh và gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, tốc độ gió 254-332km/h, có thể làm lật mái nhà, gây đổ tường, nhấc xe ô tô lên khỏi mặt đất, làm các cây to bật gốc.

F4: Lốc xoáy với tốc độ gió 333 - 418km/h có sức mạnh hủy diệt, có thể phá hủy các ngôi nhà có nền móng yếu, cuốn bay ô tô.

F5: Lốc xoáy với tốc độ gió từ 419 - 512 km/h có sức hủy diệt không thể tưởng tượng nổi, có thể thổi bay các ngôi nhà kiên cố, nhấc bổng và ném ô tô xa hàng trăm mét, làm các cây cổ thụ bật gốc.

Lốc xoáy

Ngày 3/4/1974, sự kết hợp của 147 vòi rồng đã tạo ra một trận lốc xoáy kỷ lục kéo dài hai ngày, cướp đi sinh mạng của 308 người dân ở 13 bang của Mỹ.

Ngày 3/5/1999, một trận vòi rồng cấp độ F5 đã cướp đi sinh mạng của 40 người và phá hủy hàng nghìn ngôi nhà, gây thiệt hại hơn 1 tỷ USD khi tấn công thị trấn Moore.

Những điều thú vị về vòi rồng

  • Một cơn lốc được phân loại là một cơn lốc xoáy, vòi rồng thì nó phải được tiếp xúc với mặt đất và đám mây.
  • Đường kính của lốc xoáy thường là khoảng 50m, nhưng đôi khi có thể lên tới vài km.
  • Trên đường di chuyển, vòng rồng có thể cuốn theo mọi thứ, kể cả những ngôi nhà gạch kiên cố và sau đó ném chúng xuống mặt đất ở một khoảng cách nào đó.
  • Vòi rồng cũng có âm thanh, thường là tiếng đùng đùng liên tục, giống như âm thanh khi tàu hỏa sắp đến. Tuy nhiên, đôi khi âm thanh của lốc xoáy cũng có thể là tiếng ồn lớn như tiếng thác nước đổ hoặc tiếng ồn mở cửa kính ô tô khi xe chạy cực nhanh.
  • Nhìn từ xa vòi rồng có thể có màu đen hoặc trắng,
  • Tuỳ thuộc những thứ vòi rồng cuốn theo mà nó có thể có màu đen hoặc trắng khi nhìn từ xa.
  • Vòng rồng hình thành trên biển có thể tạo thành các cây nước (waterspouts) nặng hàng chục tấn.

Những vòi rồng lớn nhất thế giới

Ngày 18 tháng 3 năm 1925, vòi rồng tồi tệ nhất ở Mỹ đã xuất hiện với vận tốc gió có lúc lên tới hơn 400 km/h. 7 lốc xoáy đã xuất hiện cùng lúc ở 3 bang Illinois, Missouri, Indiana làm 740 người thiệt mạng và 2.027 người bị thương, nhiều cấu trúc hạ tầng bị phá hủy.

Ngày 6/5/1840, trận lốc xoáy có tên Natchez xuất hiện dọc sông Mississippi tại bang Louisiana và Mississippi làm 317 người thiệt mạng (chưa bao gồm các nô lệ thời đó) và 109 người bị thương.

Ngày 3 tháng 4 năm 1974, một tập hợp của 148 lốc xoáy nhỏ xuất hiện đã khiến 315 người từ bắc Alabama đến bang Ohio thiệt mạng.

Ngày 27/5/1896, vòi rồng có tên St. Louis xảy ra cướp đi sinh mạng của 255 người và làm 1.000 người khác bị thương tại bang Missouri và Illinois.

Làm gì khi xảy ra vòi rồng?

  • Luôn chú ý tới thông tin dự báo thời tiết.
  • Nếu bạn ở vùng thường xảy ra mưa bão, lũ lụt, lốc xoáy, hãy chuẩn bị sẵn những đồ dùng cần thiết như đèn pin, nến, quần áo, túi cứu thương, pin, lương khô, mỳ tôm, nước sạch...
  • Nên chuẩn bị sẵn một căn hầm tránh bão. Nếu như không có hầm tránh bão, hãy lập tức di chyển tới tầng hầm, chui vào tủ quần áo, chui xuống dưới gầm bàn,... tránh xa cửa sổ.
  • Nếu đang ở trong xe, xuống xe và nhanh chóng tìm một nơi trú ẩn vững chắc hoặc một vùng đất thấp, bằng phẳng chờ cho đến khi cơn bão, lốc xoáy đi qua.
  • Sau một trận lốc xoáy, các tòa nhà sẽ rất yếu và ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Vì vậy, hãy cẩn trọng khi di chuyển khỏi nơi trú ẩn, tránh xa các đường dây điện, cẩn thận trong việc sử dụng diêm và bật lửa...

Còn một loại vòi rồng nữa có sức tàn phá cực kỳ khủng khiếp, đó là vòi rồng lửa. Chi tiết về loại vòi rồng này, mời các bạn xem trong bài "Vòi rồng lửa 1.000°C được hình thành như thế nào?".

Người theo dõi bão thường chú ý tới điều gì khi xác định vòi rồng hay cơn bão nguy hiểm?

Các dải mây tích thấp là các dải mây tầng thấp gồ ghề kéo dài từ tháp bão chính, thường là về phía đông nam hoặc nam. Sự hiện diện của các dải mây tích thấp cho thấy cơn bão đang tập hợp không khí ở tầng thấp từ cách xa vài dặm. Nếu các dải mây tích có bản chất xoắn ốc, điều đó cho thấy sự hiện diện của lốc xoáy.

Đuôi hải ly là một dải mây phẳng, nhẵn kéo dài từ rìa phía đông của đáy không mưa đến phía đông hoặc đông bắc. Nó thường bao quanh rìa phía nam của khu vực có mưa. Nó cũng cho thấy sự hiện diện của lốc xoáy.

Mây tường là một đám mây riêng lẻ hạ thấp gắn liền với đáy không mưa của cơn giông. Mây tường thường ở phía sau khu vực có mưa có thể nhìn thấy.

Một đám mây tường có thể tạo ra cơn lốc tồn tại trong 10–20 phút trước khi lốc xoáy xuất hiện, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Mây tường cũng có thể liên tục quay (thường có thể nhìn thấy), có gió bề mặt mạnh thổi vào và có thể có chuyển động thẳng đứng nhanh được chỉ ra bởi các thành phần mây nhỏ nhanh chóng bay lên đáy không mưa.

Khi cơn bão mạnh lên, luồng khí bốc lên hút không khí tầng thấp từ nhiều dặm xung quanh. Một số không khí tầng thấp bị hút vào luồng khí bốc lên từ khu vực mưa. Không khí được làm mát bằng mưa này rất ẩm; độ ẩm trong không khí được làm mát bằng mưa nhanh chóng ngưng tụ bên dưới đáy không có mưa để tạo thành đám mây tường.

Luồng khí hạ xuống sườn sau (RFD) là luồng không khí đổ xuống ở phía sau cơn bão, đi xuống cùng với lốc xoáy. RFD trông giống như một "khe sáng" hoặc "khe sáng" ngay phía sau (phía tây nam) của đám mây tường. Nó cũng có thể trông giống như những tấm màn mưa bao quanh sự lưu thông của đáy mây. RFD gây ra gió bề mặt giật mạnh đôi khi có các luồng gió giật xuống nhúng vào. Luồng khí hạ xuống sườn sau là chuyển động trong cơn bão gây ra đặc điểm tiếng vang trên radar.

Phễu ngưng tụ được tạo thành từ các giọt nước và kéo dài xuống từ đáy cơn giông. Nếu nó tiếp xúc với mặt đất thì đó là lốc xoáy; nếu không thì đó là đám mây hình phễu. Bụi và mảnh vụn bên dưới phễu ngưng tụ xác nhận sự hiện diện của lốc xoáy.

Thứ Hai, 28/10/2024 16:09
4,525 👨 52.120
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khí hậu - Thời tiết