Loài rắn khắc tinh của rắn độc nhưng rất hiền lành với con người

Rắn hổ hành hay còn được gọi là rắn mống, có tên khoa học Xenopeltis unicolor, loài thuộc họ rắn mống.

Lớp vảy của rắn hổ hành có khả năng thay đổi màu sắc nhờ tác động từ ánh sáng bên ngoài. Rắn mống sẽ tỏa ra ánh sáng óng ánh nhiều màu rất đẹp mắt dưới ánh sáng mạnh. Nên rắn hổ hành rất dễ được nhận biết trong tự nhiên.

Rắn hổ hành

Rắn hổ hành trưởng thành có chiều dài từ 1 đến 1,2m. Đầu của rắn hổ hành thuôn và nhọn, khó phân biệt với cổ.

Rắn hổ hành non có một lớp vảy màu trắng xung quanh đầu, như một chiếc vòng cổ và sẽ mờ đi trong năm đầu tiên của chúng.

Rắn hổ hành tỏa ra một mùi hương không mấy dễ chịu, giống với mùi hành sống. Mùi hương cơ thể của chúng khá đậm nên nhiều người có thể nhận ra sự hiện diện của chúng ngay khi chưa nhìn thấy.

Rắn hổ hành không có nọc độc. Chúng săn mồi bằng cách sử dụng sức mạnh của cơ thể quấn chặt và giết chết con mồi.

Rắn hổ hành siết chặt một cá thể rắn cạp nia.
Rắn hổ hành siết chặt một cá thể rắn cạp nia.

Răng của loài rắn này không cố định, mà có thể linh hoạt gập lên hoặc xuống giúp chúng có thể cắm chặt vào con mồi và gập ngược về phía sau để giữ chặt con mồi. Cấu tạo răng này cũng giúp hổ hành nuốt trọn con mồi dễ dàng hơn.

Một đặc điểm ấn tượng của rắn hổ hành đó là chúng có khả năng kháng nọc độc của một số loài rắn độc như hổ mang, cạp nia, cạp nong… Chính đặc điểm này giúp rắn hổ hành có thể săn và ăn thịt những con rắn độc có kích thước nhỏ hơn mà chúng bắt gặp.

Rắn hổ hành không có độc

Thức ăn của rắn hổ hành bao gồm cả ếch, nhái, thằn lằn và một số loài động vật có vú nhỏ.

Hổ hành là một loài rắn rất hiền lành và hầu như không tấn công con người.

Tại Việt Nam, rắn hổ hành thường xuất hiện nhiều ở nơi nhiều bụi rậm, ven hồ, nơi có nhiều có ếch nhái sinh sống, khu vực Tây Nam Bộ.

Thứ Hai, 22/04/2024 16:29
44 👨 1.066
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật