Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều biết rằng việc bảo vệ làn da khỏi tia UV (tia tử ngoại) là điều cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ chú trọng đến việc bảo vệ làn da khi ở ngoài trời mà không biết rằng làn da cũng cần phải được bảo vệ khi ở trong nhà. Ví dụ, ánh mặt trời chiếu qua cửa sổ không gây hại bằng ánh nắng trực tiếp ngoài trời, nhưng vẫn không tốt cho làn da và cả đôi mắt của bạn nữa. Vì thế mỗi người trong số chúng ta đều phải học cách bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời, cũng như tia cực tím UV khi ở môi trường bên trong. Mùa hè đã đến rồi, hãy cùng Quản Trị Mạng tìm hiểu 3 cách bảo vệ làn da khỏi tia UV khi ở trong nhà để có một làn da khỏe đẹp nhé!
Cách 1: Giảm sự tiếp xúc với tia UV
1. Dùng tấm chống nắng (màng bảo vệ) cho cửa sổ
Cửa kính thông thường có thể ngăn được "tia sáng ngắn" - UVB, nhưng chỉ ngăn được 50% hoặc ít hơn các "tia sáng dài" - UVA. Dù không được thiết kế đặc biệt, nhưng việc sử dụng màng bảo vệ (tấm chống nắng) cho bất kỳ loại cửa sổ nào cũng có thể ngăn được tia cực tím. Điều này rất quan trọng đối với những nơi mà bạn thường dành nhiều thời gian ở đó như nhà ở, nơi làm việc hoặc trong xe ô tô. Tấm chống nắng có thể cản được 99,9% tia UV. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng tự lắp đặt hoặc thuê thợ để làm điều đó.
- Sản phẩm tấm chống nắng này có thể mua tại các cửa hàng đồ gia dụng hoặc trên mạng.
- Lưu ý rằng kính chắn gió của xe hơi có khả năng chống tia cực tím nhưng còn mặt bên và mặt sau thường không có. Đặc biệt, nếu bạn dành nhiều thời gian trên phương tiện đi lại thì tốt hơn hết hãy trang bị tấm chống nắng cho tất cả các cửa kính.
2. Điều chỉnh vị trí ngồi cạnh các cửa sổ
Những người hay ngồi gần cửa sổ dù mở hay đóng thường gặp phải nhiều vấn đề về da như lão hóa trên khuôn mặt, hơn so với những người khác. Nếu muốn mở cửa sổ, hãy nghĩ đến việc ngồi xa hơn một chút và thay đổi vị trí tùy theo thời gian.
3. Sử dụng kem chống nắng ở những nơi có nắng chiếu trong nhà
Nếu thấy mình tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời ngay cả khi bạn đang ở trong nhà, thì đó là lúc bạn cần phải dùng kem chống nắng. Nhớ phải đảm bảo rằng kem chống nắng mà bạn dùng có độ SPF từ 15 trở lên.
- Broad spectrum sunscreen (Kem chống nắng phổ rộng) cần thiết để ngăn chặn cả hai loại tia UV độc hại bao gồm: avobenzone (Parsol 1789), ecamsule, oxybenzone, titanium dioxide và oxit kẽm.
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kem giữ ẩm để bảo vệ tia UV trong nhà, miễn là nó có bảo vệ chống nắng phổ rộng và SPF ít nhất là 15.
4. Mua thiết bị Qtemp
QTemp là một thiết bị nhỏ, dùng điện năng để thông báo mức độ tia UV tại vị trí của bạn. Nó được dùng để nhắc nhở khi bạn ở một nơi tiếp xúc với quá nhiều tia UV và đưa ra các giải pháp cần thiết để bảo vệ bạn khi ở những khu vực đó.
- Qtemp là thiết bị có thể sử dụng được cả ở trong nhà lẫn bên ngoài.
Cách 2: Bảo vệ làn da khỏi tia UV nhân tạo
1. Hạn chế sử dụng giường nhuộm da/phơi nắng (tanning bed), nếu có
Mặc dù việc sử dụng loại giường nhuộm da/phơi nắng (tanning bed) này không được khuyến cáo nhưng bạn có thể làm như vậy vài lần trong một năm (ít hơn mỗi tháng một lần) mà không bị ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên sẽ tăng khả năng bị ung thư da và các vấn đề liên quan khác do tác động của tia UV.
- Nhìn chung, việc sử dụng giường nhuộm da/phơi nắng không phải là một cách an toàn cho làn da.
- Khi sử dụng phương pháp này, dù chỉ là thỉnh thoảng, hãy đeo kính được thiết kế riêng cho trường hợp này để bảo vệ mắt.
- Một lựa chọn an toàn hơn đó là dùng dưỡng chất không có chứa UV.
2. Bôi kem chống nắng cho tay khi làm móng
Đèn ở tiệm làm móng có sử dụng tia UV để chiếu sáng. Mặc dù lượng tia cực tím và mức độ tác động không quá cao nhưng hãy sử dụng kem chống nắng ít nhất có SPF 15 cho tay trước khi tiến hành làm móng.
3. Bảo vệ làn da theo tính chất công việc
Ngày nay, rất nhiều ngành công nghiệp và sản xuất thiết bị được yêu cầu phải sử dụng máy móc mà điều đó khiến cho người sử dụng tiếp xúc rất nhiều với tia UV. Hàn điện là một ví dụ điển hình, có thể gây tổn hại đáng kể cho da và mắt. Nói chung, nếu bạn làm việc hoặc gần đèn UV hay các thiết bị khác phát ra tia UV, hãy tuân theo các quy trình được thiết lập theo luật để ngăn ngừa thương tích, gồm cả việc bảo vệ da và mắt.
Xem thêm: 12 thực phẩm tự nhiên giúp làn da của chị em luôn tươi trẻ
4. Không ngồi quá gần ánh sáng huỳnh quang
Bóng đèn huỳnh quang là thứ được dùng rất nhiều ở trong các môi trường làm việc khác nhau, phát ra một lượng nhỏ tia UV. Mặc dù chúng không gây ra ảnh hưởng đáng kể, nhưng bạn cũng không nên tiếp xúc ở khoảng cách gần (dưới 30cm) nhiều hơn một tiếng.
- Bóng đèn tròn thông thường dù có tia cực tím, nhưng bức xạ của chúng lại không đủ để trở thành mối đe dọa.
5. Tránh tiếp xúc với đèn halogen
Đèn halogen có chứa khí halogen (như Iod hoặc Brôm). Các chất khí này tạo ra một quá trình hóa học khép kín: Iod kết hợp với vonfram (hay Tungsten) bay hơi ở dạng khí thành iodur vonfram, hỗn hợp khí không bám vào vỏ thủy tinh như bóng đèn thường mà thay vào đó sự chuyển động đối lưu sẽ mang hỗn hợp này trở về vùng khí nhiệt độ cao xung quanh đèn (ở nhiệt độ cao trên 1450 độ C). Loại đèn này đang ngày càng phổ biến với các thiết bị trong nhà. Thế nhưng tia UV phát ra từ chúng có thể gây thương tích trong khoảng cách gần.
- Lưu ý rằng một số loại đèn có tia UV mạnh sẽ có nhãn mác và cảnh báo cụ thể.
Cách 3: Tránh để mắt tiếp xúc với tia UV
1. Sử dụng mắt kính chống tia UV
Nếu bạn đeo kính, hãy sử dụng loại mắt kính có khả năng chống tia UV để bảo vệ cho mắt. Hầu hết, các loại mắt kính này đều có khả năng chống tia UV ở một mức độ nào đó, số khác lại cần phải thiết kế đặc biệt để có thể làm tốt nhiệm vụ này. Lần tới khi đi kiểm tra mắt, hãy hỏi chuyên viên đo thị lực về loại mắt kính có khả năng bảo vệ mắt khỏi tia UV tốt nhất có thể.
- Lưu ý rằng dù chúng có ích nhưng không có nghĩa là mắt bạn sẽ được bảo vệ khỏi tia UV 100%.
2. Đeo kính thường xuyên hơn
Bất cứ khi nào phải tiếp xúc với ánh mặt trời trong một khoảng thời gian dài, dù là ở trong nhà, hãy cứ đeo kính. Điều quan trọng nhất vẫn là chất lượng của chiếc kính bạn đang đeo. Chúng nên đạt tiêu chuẩn chống tia UV căn bản, hay nói cách khác, bảo vệ đôi mắt 99% khỏi tia UV. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể được dán nhãn "Hấp thụ tia cực tím lên đến 400nm."
- Nếu không có nhãn mác liên quan đến bảo vệ khỏi tia cực tím hay nhãn hiệu mỹ phẩm, việc bảo vệ khỏi tia cực tím sẽ là tốt nhất.
- Lưu ý rằng mắt kính tối màu không có nghĩa là có khả năng chống lại tia UV.
3. Sử dụng loại kính phù hợp trong môi trường đặc thù có tia UV
Những ngành công nghiệp và thương mại tạo ra sản phẩm đều dùng nhiều đến tia UV, trong khi chúng rất nhanh chóng và dễ dàng ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Chính vì lý do này, các doanh nghiệp và các hiệp hội có những quy định cụ thể và chặt chẽ về việc bảo vệ cần thiết để sử dụng trong các môi trường đó. Hãy luôn tuân theo các quy định này.
- Đặc biệt, nên sử dụng kính bảo hộ (thường được gắn vào tấm che mặt) bất cứ khi nào hàn.
- Bất cứ khi nào dùng nó để làm việc, tấm che mặt cũng nên vừa với khuôn mặt để không có các khoảng trống cho tia UV xâm nhập.
- Các thiết bị bảo vệ khi sử dụng trong trường hợp này phải được thiết kế đặc biệt. Không sử dụng bất cứ thứ gì khác cho mục đích này.
Tham khảo thêm một số bài viết:
- Bí quyết làm đẹp da từ góc độ khoa học
- 9 cách làm đẹp bằng dầu dừa đơn giản và hiệu quả
- 13 công dụng tuyệt vời của GIẤM có thể bạn chưa biết
Chúc các bạn vui vẻ!