Kỳ quặc chuyện hai bộ xương cổ khai quật tại nghĩa trang ở London có nguồn gốc Trung Quốc

Lịch sử Đế chế La Mã cổ đại đang bị “rối loạn” khi tìm thấy hai bộ xương Trung Quốc.

Theo đó, sự việc được phát hiện tại một nghĩa trang London cổ đại thuộc thời kỳ đế chế La Mã tại ở thành phố Lant, Southwark nước Anh.

Lần phát hiện mới cho thấy ngay tại khu vực này xuất hiện hai bộ xương có thể là người Trung Quốc. Đồng nghĩa với phát hiện này đang gây rối loạn lịch sử ghi chép trước giờ về đế chế La Mã cổ đại.

Xuất hiện hai bộ xương có thể là người Trung Quốc tại nghĩa trang London Nguồn ảnh: Internet.

Sử dụng công nghệ khai quật, phân tích khảo cổ tiên tiến, một nhóm các nhà khảo cổ học và khoa học đã kiểm tra mẫu men răng của hơn 20 bộ xương cổ đại và phát hiện 2 trong số đó là xương của người Trung Quốc ước tính thuộc thế kỷ thứ 2- thế kỷ thứ 4 TCN.

Tiến sĩ Rebecca Redfern, người phụ trách nhân chủng khảo cổ học tại Bảo tàng London cho hay đây là lần thứ hai mà khảo cổ nước này tìm thấy hài cốt của tổ tiên gốc Châu Á tại khu vực khảo cổ thuộc đế chế La mã cổ đại.

Điều này đồng nghĩa cho thấy Đế chế La Mã và Trung Quốc có thể đã tương tác lịch sử, văn hóa, thương mại nhiều hơn những gì sách sử ghi chép để lại bên ngoài con đường tơ lụa nổi tiếng của Trung Quốc.

Phát hiện hai bộ xương người trung quốc Nguồn ảnh: Internet.

Trước đó, một nhóm các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy xương một người đàn ông Trung Quốc cổ đại ngay tại nghĩa trang Vagnari, Ý thuộc đế chế La Mã cổ đại. Đánh dấu tính chất tương tác đa văn hóa phong phú, đa dạng giữa Đế quốc La Mã và Trung Quốc có thể đã xuất hiện từ lâu đời so với những gì chúng ta nghĩ trước đây.

Viết trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ học, Tiến sĩ Redfern cho biết: "Việc mở rộng của đế chế La Mã ở hầu hết các nước Tây Âu và Địa Trung Hải đã dẫn đến sự đồng hóa và tương tác nhiều sắc tộc lẫn địa lý cộng đồng đa dạng ở nhiểu khu vực, quốc gia khác có thể kể đến như Trung Quốc”.

Và đồng thời quyền lực thâu tóm hợp tác thương mại giữa đế chế La Mã gồm các nước Châu Âu với các nước Châu Phi, Ấn Độ và Trung Quốc có thể cũng xuất hiện từ lâu đời. Và đây có thể là hài cốt của một thương nhân Trung Quốc định cư tại khu vực hoặc thậm chí có nguyên một cộng đồng thương nhân Trung Quốc kinh doanh riêng tại khu vực mà chúng ta chưa kịp khám phá.

Tuy nhiên, trong bài viết trên tạp chí của mình, Tiến sĩ Redfern cho biết thêm hoặc bộ hài cốt này có thể là nô lệ thương mại Châu Á được gửi đến La Mã.

Huỳnh Dũng (Theo Independent)

Thứ Tư, 26/10/2016 10:05
31 👨 818
0 Bình luận
Sắp xếp theo