Theo lý thuyết, vũ trụ của chúng ta được hình thành vào khoảng 13,8 tỉ năm trước nhưng hành tinh PSR B1620-26b được biết đến với tuổi thọ 12,7 tỷ năm. Điều này biến PSR B1620-26b trở thành hành tinh già đời nhất từng được biết đến trong vũ trụ.
- NASA tuyên bố về sự tồn tại của hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt Trời của chúng ta
- Hành tinh địa ngục có tuyết rơi dù nhiệt độ trên 2.750 độ C
- Phát hiện 20 hành tinh giống Trái Đất có thể chứa sự sống
- Thiên thể quay lệch ở Vành đai Kuiper có thể là hành tinh thứ 10 thuộc hệ Mặt Trời
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, hành tinh PSR B1620-26b được hình thành khoảng 2 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang - sự kiện khơi nguồn khai sinh của vũ trụ. (Ảnh Solstation).
Hành tinh PSR B1620-26b “chào đời” sớm hơn Trái Đất của chúng ta những 8 tỷ năm. (Ảnh Ebaumsworld).
PSR B1620-26b xoay quanh hai ngôi sao chủ, gồm một ngôi sao neutron và một sao lùn trắng cách Trái Đất khoảng 12.400 năm ánh sáng. (Ảnh Ytimg).
PSR B1620-26b là một tinh cầu khí khổng lồ, nặng gấp 2,5 lần sao Mộc (khối lượng của sao Mộc là 1,8986x1027 kg) . (Ảnh Spacetelescope).
Do hình thành quá sớm nên hành tinh “cụ” PSR B1620-26b không có những nguyên tố nặng cần thiết cho sự sống xuất hiện như oxy và carbon. (Ảnh Xalocuocsong).
Hành tinh PSR B1620-26b thuộc chòm sao Thiên Yết (Scorpius) - một chòm sao lớn nằm ở bầu trời phía Nam gần trung tâm của Ngân Hà. (Ảnh Dailygalaxy).
PSR B1620-26b nằm rất xa ngôi sao chủ, nó mất khoảng 100 năm mới quay đủ 1 vòng quanh sao chủ. (Ảnh Nasa).