Hội chứng “social jet lag” là gì? Tác hại của hội chứng này đối với sức khỏe con người ra sao?

Trong một thế giới hoàn hảo sẽ không thể thiếu một thời gian biểu thường dễ dàng được tìm thấy trong sách giáo khoa sinh học như: Sau một ngày dài học tập, làm việc, chúng ta sẽ lên giường đi ngủ vào lúc 22 giờ tối và thức dậy sau khoảng 8 tiếng, tập thể dục nhẹ nhàng, tắm rửa và ăn sáng, sau đó đến trường học, nơi làm việc với một tinh thần sảng khoái và cơ thể tràn đầy sức sống.

Đây chắc chắn là thời gian biểu tuyệt vời mà có lẽ bất cứ ai trong số chúng ta cũng đều khao khát. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại, xô bồ cùng với hàng tỷ những công việc “không tên” khác khiến chúng ta dù biết rằng ăn ngủ điều độ là tốt cho sức khỏe nhưng vẫn không thể tuân theo được.

Nhiều người có xu hướng ngủ và dậy muộn hơn vào ngày nghỉ mà không biết đó là tình trạng social jet lagNhiều người có xu hướng ngủ và dậy muộn hơn vào ngày nghỉ mà không biết đó là tình trạng social jet lag

Khoảng thời gian cuối tuần hay các dịp nghỉ lễ kéo dài thì lại khác, chúng ta có đủ thời gian để thực hiện theo thời gian biểu nêu trên, nhưng đa số lại chọn cách sinh hoạt thậm chí còn “tiêu cực” hơn so với ngày thường. Chúng ta đi ngủ muộn hơn, dành cả buổi sáng hôm sau để “ngủ bù” và cho rằng điều này là một “phần thưởng” xứng đáng sau những ngày làm việc như một chiếc máy. Chẳng hạn như việc chúng ta thường cho phép bản thân được ngủ muộn hơn vào đêm thứ 6, thức dậy muộn hơn vào sáng thứ 7 vì không cần phải đi làm và cảm thấy làm như vậy thật hợp lý, vẫn ngủ đủ 6 hay 8 tiếng. Tuy nhiên trên thực tế, bạn đã vô tình chạm tay vào một hội chứng gọi là “social jet lag”.

Social jet lag về cơ bản có thể được hiểu là hiện tượng lệch múi giờ do tác động xã hội. Nói cách khác, đây là hiện tượng xuất hiện khi có sự chênh lệch giữa đồng hồ sinh học của cơ thể và nhịp điệu sinh học hằng ngày do những sự bất thường xuất hiện trong cuộc sống sinh hoạt. Như vậy, việc bạn thay đổi lịch trình giấc ngủ vào ngày cuối tuần như vừa nêu phía trên được coi là một ví dụ điển hình của hội chứng Social jet lag.

Social jet lag có thể được hiểu là hiện tượng lệch múi giờ do tác động xã hộiSocial jet lag có thể được hiểu là hiện tượng lệch múi giờ do tác động xã hội

Till Roenneberg, một nhà nghiên cứu thời gian sinh học kỳ cựu đến từ Viện Tâm lý Y học thuộc Đại học Ludwig-Maximilian ở Munich, Đức, đã đặt ra thuật ngữ Social jet lag vào năm 2006 để mô tả hiệu ứng mà những thay đổi mạnh mẽ trong mô hình giấc ngủ có thể xuất hiện trên cơ thể người. Till Roenneberg nhận thấy nhiều người trưởng thành có xu hướng ngủ thật nhiều vào những ngày cuối tuần để bù đắp cho cho việc thiếu ngủ ở các ngày trong tuần, hoặc để thích nghi với những bữa tiệc đêm muộn với bạn bè vào tối hôm trước.

Như chúng ta đều biết, nhịp điệu sinh học hàng ngày của cơ thể có chu kỳ khoảng 24 giờ, thời điểm các chức năng cơ thể hoạt động năng suất nhất hay nghỉ ngơi được xác định bởi đồng hồ sinh học. “Chiếc đồng hồ” này sẽ được định hình theo thói quen sinh hoạt thường ngày của mỗi người và mọi trường hợp đi ngược lại đều có tác động tiêu cực đến sức khỏe. Chẳng hạn như việc bạn thức khuya và dậy muộn vào mỗi dịp cuối tuần, ngay lúc đó, bạn sẽ không cảm nhận thấy nhiều thay đổi tiêu cực đối với cơ thể, nhưng chỉ cần đến ngày hôm sau, bạn sẽ thấy nhiều triệu chứng khó chịu hơn như thiếu tỉnh táo, buồn ngủ, hay nhức mỏi cơ thể. Những triệu chứng này thậm chí còn có thể kéo dài trong nhiều ngày tiếp theo.

Nhịp điệu sinh học hàng ngày của con người có chu kỳ khoảng 24 giờNhịp điệu sinh học hàng ngày của con người có chu kỳ khoảng 24 giờ

Tuy nhiên đó mới chỉ là những triệu chứng “bên ngoài” mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, trên thực tế social jet lag còn chứa đứng nhiều biến đổi phức tạp khác ẩn sâu bên trong cơ thể mà khi chúng ta phát hiện ra thì mọi thứ đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng.

Những người trưởng thành, khỏe mạnh thường nghĩ rằng họ có thể bù đắp cho cơ thể bằng những giấc ngủ li bì sau quãng thời gian đi ngược lại đồng hồ sinh học. Tuy nhiên các nghiên cứu của Till Roenneberg lại nhận thấy rằng những thay đổi bất thường trong thời giấc ngủ thực sự chỉ làm xáo trộn thêm các hệ thống hoạt động dựa vào nhịp sinh học trong cơ thể như khả năng điều chỉnh thân nhiệt, sửa chữa, tái tạo tế bào, lão hóa và trao đổi chất.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Y tế Đại học Duke đã phân tích mô hình giấc ngủ của gần 2.000 tình nguyện viên trong độ tuổi từ 54 đến 93 để xác định xem liệu hội chứng social jet lag có thực sự ảnh hưởng quá tiêu cực đến sức khỏe của họ hay không. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thường xuyên ngủ không đúng giờ vào dịp cuối tuần có nhiều khả năng bị lượng đường trong máu cao hơn. Ngoài ra, chỉ số khối cơ thể và huyết áp cũng bị ảnh hưởng đáng kể, dấn đến khả năng đột quỵ hoặc đau tim đối với những người lớn tuổi, có tiền sử mắc cao huyết áp và các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Social jet lag có mối liên hệ chặt chẽ với các bệnh lý về tim mạchSocial jet lag có mối liên hệ chặt chẽ với các bệnh lý về tim mạch

Tuy nhiên, các tác giả của dự án nghiên cứu cũng lưu ý rằng những phát hiện của họ không cho thấy mối quan hệ nguyên nhân nhân - kết quả. "Chúng tôi không thể kết luận rằng việc ngủ không đều dẫn đến rủi ro về sức khỏe, hoặc liệu tình trạng sức khỏe có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ hay không. Có lẽ tất cả những điều này đều có tác động qua lại lẫn nhau", Tiến sĩ Jessica Lunsford-Avery, trợ lý giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi đến từ Trung tâm Y tế Đại học Duke, cho biết.

“Chúng tôi nghi ngờ có yếu tố gì đó liên quan đến chứng béo phì làm gián đoạn giấc ngủ đều đặn. Hoặc, như một số nghiên cứu cho thấy, có lẽ giấc ngủ kém chất lượng cũng là nguyên nhân cản trở quá trình trao đổi chất của cơ thể, điều này có thể dẫn đến hiện tượng tăng cân, và đó là một vòng tròn luẩn quẩn”, Tiến sĩ Jessica Lunsford-Avery cho biết thêm.

Những phát hiện trên tiếp tục củng cố thêm cho kết quả của các nghiên cứu trước đây về việc thời gian biểu bất thường của giấc ngủ có thể có liên quan đến chứng béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Các thanh thiếu niên gặp phải tình trạng social jet lag thường xuyên có nhiều nguy cơ bị thừa cân hơnCác thanh thiếu niên gặp phải tình trạng social jet lag thường xuyên có nhiều nguy cơ bị thừa cân hơn

Một nghiên cứu khác mới được thực hiện trong năm nay và công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics cũng cho thấy các thanh thiếu niên gặp phải tình trạng social jet lag với sự khác biệt lớn giữa lịch trình giấc ngủ trong tuần và cuối tuần có nhiều nguy cơ bị thừa cân hơn. Đặc biệt, hiện tượng này xảy ra mạnh mẽ hơn đối với nữ giới, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được nguyên do.

Trong một nghiên cứu khác mới được công bố trên tạp chí Current Biology, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mức độ gặp phải tình trạng social jet lag có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng của chỉ số khối cơ thể (BMI) - một dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán chứng béo phì.

Các nghiên cứu bổ sung khác đã tìm thấy mối liên hệ tương tự giữa những thay đổi trong mô hình giấc ngủ và tình trạng sức khỏe mãn tính. Một nghiên cứu được công bố trên JAMA Neurology cho thấy những người lớn tuổi có thời gian biểu nhiều biến động, đặc biệt là ở thời lượng các giấc ngủ, cũng có nguy cơ gia tăng tích lũy protein beta-amyloid, vốn là tiền thân của chứng bệnh Alzheimer. Ngoài ra, một nghiên cứu khác của Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ lại cho thấy khả năng mắc bệnh tim mạch của một người bình thường sẽ tăng thêm 11% sau mỗi lần tình trạng social jet lag diễn ra.

Social jet lag làm tăng hiện tượng tích lũy protein beta-amyloid dẫn đến chứng bệnh AlzheimerSocial jet lag làm tăng hiện tượng tích lũy protein beta-amyloid dẫn đến chứng bệnh Alzheimer

Mối liên hệ giữa sự gián đoạn nhịp sinh học và bệnh ung thư đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng làm ca đêm (một dạng social jet lag) chính là nguyên nhân gây ung thư ở người. Như vậy, có thể kết luận tình trạng social jet lag kéo dài chính là “chất xúc tác” tuyệt vời cho căn bệnh ung thư, bên cạnh những yếu tố cơ bản khác như sự dị hóa tế bào, biến đổi gen, chất lượng thức ăn và môi trường sống.

Tóm lại, hội chứng social jet lag có tác động tiêu cực đến cơ thể con người. Nó liên quan chặt chẽ đến các loại bệnh tim mạch, béo phì, tăng huyết áp, Alzheimer, và đặc biệt là ung thư. Vậy bạn có thể làm gì để giảm thiểu những rủi ro sức khỏe liên quan đến social jet lag?

Một cuộc sống cân bằng và thân thiện cho sức khỏe chỉ có thể đạt được khi giấc ngủ được tôn trọng hơn. Các nhà quản lý trường học, người sử dụng lao động và chính chúng ta, với tư cách là những cá nhân đang sống trong một thế giới văn minh, hiện đại, nên biết cách cân bằng giữa các hoạt động cuộc sống với giấc ngủ, thay vì “tặc lưỡi” để cho công việc, nhưng cuộc vui xâm phạm vào giấc ngủ, sau đó lại “ngủ bù” khi rảnh rỗi và cho rằng điều này vô hại.

Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, hầu hết chúng ta đều không muốn thay đổi công việc, xao lãng việc học hay đánh mất các mối quan hệ xã hội. Do đó, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là giữ cho lịch trình giấc ngủ của mình ở mức nhất quán nhất có thể, hạn chế đến mức tối đa mọi sự xáo trộn giữa những giấc ngủ trong tuần và vào cuối tuần. Điều này hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của đa số chúng ta.

Hãy tuân thủ lịch trình giấc ngủ đều đặn để có được sức khỏe tối ưuHãy tuân thủ lịch trình giấc ngủ đều đặn để có được sức khỏe tối ưu

Theo khuyến nghị của Học viện Y học giấc ngủ Mỹ, một người trưởng thành nên ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm, và việc tuân thủ lịch trình giấc ngủ đều đặn sẽ là yếu tố tiên quyết giúp đem lại sức khỏe tối ưu.

Thứ Ba, 24/09/2019 21:20
54 👨 4.095
0 Bình luận
Sắp xếp theo