Bạn không vận động nhiều, không đi ra ngoài và ngày nào cũng tắm sạch sẽ mà sao kỳ cọ chỗ nào cũng ra ghét?
- 9 tác dụng khác biệt giữa tắm bằng nước nóng và nước lạnh tới sức khỏe
- Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ngừng tắm mãi mãi?
- Nên tắm vào thời gian nào là hoàn hảo nhất: Sáng sớm hay buổi tối
Theo các nhà nghiên cứu, việc bạn dù đã tắm sạch sẽ mà vẫn kỳ cọ ra ghét là hiện tượng rất bình thường của cơ thể. Bởi việc trao đổi chất và bài tiết trong cơ thể luôn luôn diễn ra dù bạn không làm gì cả.
Và theo ước tính của các nhà khoa học, trung bình mỗi người có khoảng 1,6 nghìn tỷ tế bào da và sau mỗi giờ khoảng 30.000 - 40.000 tế bào sẽ chết có nghĩa là bạn sẽ mất khoảng 1 triệu tế bào da mỗi ngày.
Cùng với đó, mồ hôi, chất nhờn vẫn tiết ra trên da dù bạn có ngồi im, không hoạt động.
Tất cả mồ hôi, chất nhờn, chất sừng, tế bào chết sẽ hòa quyện lại với nhau tạo thành ghét trên cơ thể bạn.
Trong suốt cả ngày, cơ thể liên tục trao đổi chất và bài tiết, hàng triệu tế bào chết được trút xuống... thì việc ghét “thường trú” trên cơ thể bạn là điều dễ hiểu thôi. Dù bạn có tắm sạch sẽ, kỳ hết ghét thì chỉ sau vài tiếng, chúng đã lại quay lại rồi.
Nhưng bạn cũng đừng vì “tẩy chay” ghét mà tắm vài lần trong ngày nhé. Bởi theo các nhà khoa học thì việc tắm nhiều không hề tốt thậm chí là có hại, đặc biệt là khi bạn tắm nước nóng. Đó là do khi tắm, ghét, tế bào chết được loại bỏ nhưng đồng thời bạn cũng đã vô tình loại bỏ lớp dầu trên da, khiến da bị khô, nứt nẻ và dễ bị viên nhiễm.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn chỉ nên tắm 2, 3 ngày một lần. Để cơ thể không bốc mùi và thoải mái trong những ngày không tắm, bạn nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ các bộ phận như mặt, nách, ngực, cơ quan sinh dục...