Cách đơn giản phòng chống muỗi đốt dành cho trẻ nhỏ

Muỗi là vật trung gian mang đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyếtvirus Zika. Hơn thế, muỗi đốt còn là vấn đề gây phiền toái đối với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Muỗi đốt không chỉ gây ngứa ngáy mà còn là nguyên nhân truyền nhiễm một số bệnh như nhiễm siêu vi trùng West Nile (gây ra các bệnh nghiêm trọng về não: viêm não và viêm màng não), và có thể dẫn đến nhiễm trùng da nếu bị trầy xước. Hiện nay, có nhiều cách giúp trẻ giảm nguy cơ bị muỗi đốt như sử dụng thuốc chống muỗi, mặc quần áo thích hợp, lựa chọn đúng thời gian và địa điểm vui chơi cho trẻ, bảo vệ trẻ khỏi bị muỗi đốt.

Phần 1: Biện pháp bảo vệ trẻ khỏi muỗi đốt

1. Thoa thuốc chống muỗi

Thoa thuốc chống muỗi

Đối với trẻ nhỏ từ hai tháng tuổi đến ba tuổi, bạn nên lựa chọn thuốc chống muỗi có chứa DEET (tên viết tắt của hợp chất N,N – Diethyl – meta- toluamide). Tránh để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp lên da mặt và tay trẻ. Trước tiên, bạn nên xịt thuốc ra lòng bàn tay, rồi sau đó thoa đều lên da trẻ. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc chống muỗi dạng kem. Không cần dùng quá nhiều kem chống muỗi, chỉ nên thoa lên vùng da lộ ra bên ngoài là được. Không nhất thiết phải thoa thuốc hoặc kem chống muỗi ở vùng da đã được quần áo che phủ. Nhớ sử dụng nước ấm và xà phòng để rửa sạch lớp thuốc chống muỗi ngay sau khi trẻ vào nhà.

  • Hàm lượng DEET có trong các sản phẩm chống muỗi dành cho trẻ em không nên vượt quá 30%.
  • Không sử dụng sản phẩm chứa DEET cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.
  • Không xịt thuốc chống muỗi lên vết thương hở.
  • Không sử dụng tinh dầu bạch đàn chanh để ngăn ngừa muỗi đốt cho trẻ.
  • Mặc dù việc sử dụng kết hợp cả kem chống nắng và thuốc chống muỗi rất quan trọng nhưng không được sử dụng một sản phẩm bao gồm cả hai công dụng trên. Tránh sử dụng sản phẩm kết hợp công dụng chống nắng và chống muỗi. Thay vào đó, bạn nên thoa một lớp kem chống nắng lên trước, sau đó thoa thuốc chống muỗi theo hướng dẫn tái sử dụng từ nhà sản xuất.

2. Mặc quần áo dài tay cho trẻ

Mặc quần áo dài tay cho trẻ

Vào mùa hè nên mặc cho trẻ quần áo mỏng và sáng màu, mặc áo sơ mi dài tay cùng quần dài nhẹ nhàng. Ngoài ra, việc đi tất, giày và đội mũ rộng vành cũng rất cần thiết. Bạn nên lựa chọn trang phục được làm từ vải bông và vải lanh có độ thông thoáng cao cho trẻ. Mặc quần áo dài tay, che kín cho trẻ không những bảo vệ trẻ khỏi muỗi đốt mà còn ngăn ngừa tác hại từ tia nắng mặt trời.

  • Không nên mặc quần áo quá dày khiến trẻ bị nóng, đặc biệt vào những ngày nắng nóng, nên lựa chọn trang phục mỏng và thoáng khí cho trẻ.
  • Trang phục dành đi bơi và trang phục chống nắng cũng là những lựa chọn lý tưởng.

3. Giăng màn khi đi ngủ

Giăng màn khi đi ngủ

Ở những nơi có nhiều muỗi, cần giăng màn vào ban đêm hoặc lúc trẻ đi ngủ. Nếu đưa trẻ đi chơi vào sáng sớm hay chiều muộn, đi vào rừng hoặc đầm lầy, bạn nên giăng màn phủ kín xe đẩy của trẻ. Trẻ vẫn có thể thở được và bạn có thể tăng cường bảo vệ cho trẻ.

4. Xịt thuốc phun Permethrin lên quần áo

Xịt thuốc phun Permethrin lên quần áo

Xịt thuốc chống côn trùng có chứa Permethrin (hóa chất diệt côn trùng thông dụng, sinh vật ký sinh) lên quần áo của trẻ giúp tăng cường sự bảo vệ cho trẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua quần áo đã được xử lý qua bằng Permethrin tại các cửa hàng quần áo thể thao tự chọn.

  • Lưu ý không xịt thuốc chống muỗi Permethrin trực tiếp lên da.

5. Giữ trẻ trong nhà vào sáng sớm và chiều tối

Giữ trẻ trong nhà vào sáng sớm và chiều tối

Muỗi có thể đốt trẻ vào bất cứ lúc nào, tuy nhiên, lúc sáng sớm và chiều tối muộn là hai thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất. Vì vậy, bạn nên mặc quần áo thích hợp và sử dụng thuốc chống muỗi cho trẻ trước khi đưa trẻ ra ngoài trời vào hai thời điểm này trong ngày.

Phần 2: Thiết lập không gian sống an toàn

1. Khu vui chơi nên được xây dựng ở nơi khô ráo

Khu vui chơi nên được xây dựng ở nơi khô ráo

Tránh đặt nhà cát, hồ bơi và xích đu dành riêng cho trẻ gần đầm lầy, ao hoặc khu vực có chứa nước. Thay vào đó, hãy tìm những vị trí khô ráo trên bãi cỏ để làm sân chơi cho trẻ. Mặc dù việc cho trẻ chơi ở những nơi có bóng râm là tốt nhưng sân chơi của trẻ tốt nhất nên có một chút ánh nắng chiếu vào.

  • Hạn chế cho trẻ chơi ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều ngăn ngừa tác hại từ tia nắng mặt trời.
  • Không cho trẻ chơi dưới gầm bàn vì đây là khu vực ẩm ướt và thường có nhiều muỗi.

2. Thay nước đọng hàng tuần hoặc thường xuyên hơn.

Thay nước đọng hàng tuần hoặc thường xuyên hơn

Hồ bơi dành cho trẻ và bể nước cho chim tắm là những vị trí thường chứa nhiều nước đọng. Khu vực nước đọng là môi trường lý tưởng để muỗi sinh sôi và phát triển. Do đó, bạn nên thay nước thường xuyên để tránh muỗi.

  • Không để chậu hoa cũ trong sân nhà vì đây là đồ vật dễ đọng nước.
  • Nếu không thường xuyên sử dụng hồ bơi cho trẻ, nên dùng nước để tưới hoa hoặc tưới cỏ. Hãy cố gắng sử dụng nước cho nhiều mục đích khác nhau thay vì đổ nước đi một cách lãng phí.

3. Dọn dẹp khu vực xung quanh nhà ở thường xuyên

Dọn dẹp khu vực xung quanh nhà ở thường xuyên

Thường xuyên cắt cỏ, đặc biệt là cỏ dại mọc cao, vứt bỏ các mảnh vỡ tích tụ từ máng nước. Đổ nước ra khỏi khu vực dễ đọng nước, tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi như hố lửa hay xích đu cho trẻ làm từ lốp xe. Nói chung, bạn nên dọn dẹp bãi cỏ thường xuyên để nước không đọng lại ở những khu vực không mong muốn.

  • Cắt cỏ thường xuyên.
  • Cắt cỏ dại mọc cao.

4. Đảm bảo lắp đặt lưới đa năng trong phòng ngủ của trẻ

Đảm bảo lắp đặt lưới đa năng trong phòng ngủ của trẻ

Nếu thấy xuất hiện lỗ hổng trên lưới đa năng, bạn nên sửa chữa ngay lập tức. Muỗi có thể bay lọt qua các lỗ hổng cực nhỏ. Đặc biệt vào ban đêm, muỗi có xu hướng sử dụng các lỗ hổng lưới để tìm người đốt.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Tư, 19/07/2017 11:15
52 👨 1.403
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình