Các nhà khoa học nuôi thành công hệ mạch máu người hoàn hảo trong phòng thí nghiệm

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học British Columbia, Canada vừa phát triển thành công một hệ thống mạch máu người nhân tạo đầu tiên từ tế bào gốc trong phòng thí nghiệm. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.

Theo các nhà khoa học, hệ mạch máu người nhân tạo này hứa hẹn sẽ giúp họ tìm ra phương pháp điều trị cho một loạt các căn bệnh như chữa lành vết thương, Alzheimer, bệnh tim mạch, ung thư và đặc biệt là bệnh tiểu đường, những bệnh liên quan đến hệ thống tuần hoàn.

Hệ thống mạch máu người nhân tạo đầu tiên

Với những người mắc bệnh tiểu đường, các mạch máu của họ thường bị dày lên khiến quá trình vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến tế bào và mô bị suy yếu. Chính điều này là nguyên nhân gây ra những vấn đề về sức khỏe và biến chứng như suy thận, mù loà, đau tim và đột quỵ… mà bệnh nhân tiểu đường phải chịu đựng.

Trong báo cáo, các nhà nghiên cứu đã mô tả chi tiết cách họ có thể định hướng tế bào gốc phát triển thành "organoids" của mạch máu người trong phòng thí nghiệm.

Organoids là thuật ngữ miêu tả các hệ thống tế bào 3D, có nhiệm vụ mô phỏng một phần cho đến toàn bộ các đặc điểm của cơ quan hoặc mô, được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Organoids được sử dụng để phục vụ các thử nghiệm thuốc. Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng organoids sẽ phát triển tinh vi đến độ có thể thay thế được các cơ quan của con người.

Sau khi được nuôi trong phòng thí nghiệm, các mạch máu organoids được đặt vào một đĩa petri, tương tự như môi trường tiểu đường bên trong cơ thể các bệnh nhân. Các mạch máu bắt đầu dày lên, tương tự như độ dày trong mạch máu của các bệnh nhân tiểu đường thật. Nhà nghiên cứu Reiner Wimmer cho biết, họ đã dự đoán trước được điều này.

Hệ thống mạch máu organoids được phát triển trong phòng thí nghiệmHệ thống mạch máu organoids được phát triển trong phòng thí nghiệm.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm trên một loạt các hợp chất hóa học. Cuối cùng họ đã tìm ra được chất ức chế enzyme y-secretase, một ứng viên tiềm năng để ngăn chặn hiệu ứng dày bất thường này.

Khi thêm enzyme y-secretase vào đĩa petri, tình trạng dày lên ở các mạch máu ngâm trong môi trường tiểu đường đã ngừng lại. Theo nhà nghiên cứu Josef Penninger, chất ức chế enzyme y-secretase có thể sẽ là một phương pháp điều trị tiểu đường hữu ích.

Theo các nhà khoa học, hệ thống mạch máu organoids mà họ phát triển được trong phòng thí nghiệm còn hứa hẹn đem lại nhiều ứng dụng tiềm năng khác.

Xem thêm:

Thứ Ba, 22/01/2019 13:59
52 👨 343
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học