8 phản ứng của cơ thể giúp con người chống lại cái lạnh của mùa đông

Vào mùa đông với bầu trời âm u và lạnh lẽo, chúng ta thường thấy uể oải và buồn bã. Thế nhưng bên trong cơ thể con người lại là một sự trái ngược hoàn toàn, tất cả mọi hoạt động diễn ra hết sức sôi động, một số cơ thế được thiết lập nhằm giúp con người đối phòng thủ với cái lạnh. Chẳng hạn như tim sẽ làm việc chăm chỉ hơn, hệ bài tiết liên tục bận rộn và huyết áp sẽ tăng cao hơn.

Cùng tìm hiểu xem khi mùa đông đến, những thay đổi nào đang diễn ra trong cơ thể bạn nhé.

1. Cơ bắp và các khớp cứng lại

 Cơ bắp và các khớp của bạn cứng lại

Vào mùa đông, khi vừa thức giấc và bước xuống giường bạn có thể cảm thấy cơ bắp mình bị căng cứng khiến các hoạt động đầu tiên trong ngày như bước những bước đầu tiên vào nhà tắm, đánh răng và rửa mặt… trở nên khó khăn hơn.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chính là nhiệt độ thấp khiến các khớp kém đàn hồi. Hiện tượng này sẽ nhận thấy rõ ràng hơn ở những người lười vận động.

Theo tiến sỹ Stacy Sims, một nhà sinh lý học thực hành, để khắc phục hiện tượng này và đối mặt với cái lạnh tốt hơn, chúng ta nên dậy sớm và làm ấm có thể bằng vài động tác thể dục giúp ấm người khi thức dậy như một vài cái chống đẩy, vài động tác aerobic…

2. Máu đến các chi ít hơn, da dẻ sẽ tái nhợt

Máu đến các chi ít hơn, da dẻ sẽ tái nhợt

Tiến sĩ Sims cho biết, cơ thể luôn có cơ chế bảo vệ những cơ quan trọng yếu nhất nên máu sẽ không phân bổ đều khắp trên cơ thể. Các bộ phận xa trung tâm như các chi, thậm chí là khuôn mặt sẽ nhận được ít máu hơn. Điều này khiến chân, tay và khuôn mặt chúng ta luôn tái nhợt và khó giữ ấm nhất vào mùa đông.

Vấn đề này có thể được giải quyết một cách dễ dàng và đơn giản. Hãy trang bị cho mình một chiếc mũ len, một đôi găng tay,… chúng sẽ giúp bạn giữ ấm trong mùa đông.

Ngoài ra, các bạn cũng đừng quên luôn phải giữ ấm phần thân cơ thể một cách tốt nhất bởi máu ấm mới có thể luân chuyển dễ dàng và giúp bạn ấm thực sự từ bên trong.

3. Nhịp tim bạn tăng lên kéo theo cả huyết áp

Nhịp tim bạn tăng lên kéo theo cả huyết áp

Vào mùa đông, các hoạt động dù là nhẹ nhàng nhất cũng khiến tim phải hoạt động chăm chỉ hơn rất nhiều để giữ ấm và lưu chuyển máu khắp cơ thể. Chính vì vậy, nhịp tim của bạn vào mùa đông sẽ cao hơn so với những mùa khác.

Nhưng nhịp tim tăng lên đồng nghĩa với việc huyết áp cũng tăng lên. Chính vì vậy, các bạn nên khởi động ấm người một cách kỹ lưỡng trước khi tập luyện hay làm gì đó.

4. Vấn đề về đường hô hấp

Vấn đề về đường hô hấp

Đường hô hấp nói chung và phổi của bạn nói riêng sẽ bị ảnh hưởng bởi không khí khô và lạnh của mùa đông. Thậm chí, một số người nhạy cảm có thể sẽ phải chịu đựng những cơn hen hoặc thấy khó thở.

Việc khởi động và làm ấm cơ thể sẽ giúp bạn tránh gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, việc quàng một chiếc khăn quàng cổ ấm và đeo khẩu trang khi phải ra ngoài cũng là giải pháp tốt.

5. Nước mũi chảy ròng ròng

Nước mũi chảy ròng ròng

Không khí khô lạnh của mùa đông khiến bạn hít thở khó khăn hơn. Khi đó, mũi của bạn sẽ tăng sản xuất chất lỏng để làm ẩm và ấm không khi trước khi bạn hít chúng vào phổi. Và đây chính là nguyên nhân khiến bạn thường sụt sịt vào mùa đông.

Bạn sẽ không thể ngăn chặn tình trạng này. Cách tốt nhất là bạn hãy chuẩn bị sẵn giấy và khăn mềm để khắc phục hậu quả của tình trạng này mà thôi.

6. Bạn đi tiểu nhiều hơn

 Bạn đi tiểu nhiều hơn

Khi máu tập trung nhiều hơn ở trung tâm cơ thể, não bộ sẽ nhận được tín hiệu về vấn đề này và gửi đi tín hiệu khác để cơ thể giảm khối lượng chất lỏng tổng thể. Điều này khiến bạn có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn. Chính vì vậy, vào mùa đông các bạn cũng cần phải chú ý bù nước cho cơ thể để tránh mất nước.

7. Nếu tập luyện thể dục, bạn sẽ thấy hạnh phúc

Nếu tập luyện thể dục, bạn sẽ thấy hạnh phúc

Vào mùa đông, cơ thể sản xuất nhiều endorphin, chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm xúc tích cực và cải thiện tâm trạng. Chính vì vậy, đừng lười biếng, hãy chăm chỉ tập thể dục vào mùa đông bởi nó không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn đem lại cho bạn những cảm giác hạnh phúc.

8. Nổi da gà và run rẩy

Nổi da gà và run rẩy

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là sự mất cân bằng giữa lượng nhiệt cơ thể đang mất vào không khí và lượng nhiệt cơ thể sản sinh ra. Nếu lượng nhiệt cơ thể tạo ra ít hơn lượng đang mất, bạn sẽ cảm thấy lạnh. Khi đó, cơ thể sẽ nỗ lực đóng các lỗ chân lông lại để giảm lượng nhiệt đang mất đi, gây ra hiện tượng nổi da gà.

Sau đó, để tạo nhiệt giúp làm ấm cơ thể, não bộ sẽ chỉ đạo các cơ co duỗi liên tục và gây ra hiện tượng rùng mình hoặc run rẩy. Việc làm này của cơ thể khá hiệu quả và chúng ta sẽ cảm thấy hết run sau một thời gian ngắn.

Trong trường hợp, tình trạng run rẩy diễn ra trong một thời gian dài thì có nghĩa là cơ thể không thể chống lại cái lạnh. Lúc này, hãy di chuyển tới môi trường ấm áp hơn để tránh rơi vào tình trạng giảm thân nhiệt cho tới lúc nguy hiểm tới tính mạng.

Xem thêm:

Thứ Tư, 07/11/2018 14:33
2,33 👨 1.454
0 Bình luận
Sắp xếp theo