Để tồn tại, tất cả sinh vật trên mặt đất đều cần tới nước. Nhưng các loài sinh vật sống trong môi trường nước mà cụ thể là cá liệu có cần uống nước để duy trì sự sống không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tất cả các động vật sống trên đất liền, dĩ nhiên bao gồm cả con người phải đối mặt với nguy cơ mất nước và luôn cần phải bổ sung đủ lượng nước cần thiết nhằm đảm bảo cân bằng lượng nước và muối trong cơ thể.
Cá, sinh vật luôn sống trong nước, chúng có uống nước. Nhưng cách cá nước ngọt và nước biển uống nước rất đặc biệt và khác nhau, tùy vào cấu tạo cơ thể của chúng.
Cá nước ngọt
Đối với những loài cá sống trong môi trường nước ngọt, có hàm lượng muối không cao như nước biển. Nồng độ muối trong máu của các loài cá này cao hơn với môi trường nước ngọt mà chúng sống, nên nếu uống nước, máu của chúng sẽ có nguy cơ cao bị pha loãng. Vì vậy, cá nước ngọt không bao giờ chủ động uống nước mà chúng hấp thụ nước qua da và mang bằng quá trình thẩm thấu. Lượng nước dư thừa sẽ được loại bỏ qua con đường đi tiểu.
Cá nước mặn
Nồng độ muối trong máu của cá nước mặn thấp hơn so với nước biển, môi trường sống của chúng nên cơ thể chúng dễ bị mất nước. Vì vậy, cá nước mặn chủ động uống nước.
Nhờ cấu tạo mang đặc biệt có thể thích nghi với môi trường nên cá nước mặn có thể uống nước và sau đó xử lý để loại bỏ lượng muối dư thừa thông qua bài tiết.
Mặc dù cá có uống nước nhưng chúng không có cảm giác khát. Nguyên nhân là do cá sống trong nước nên cơ thể chúng không có nhu cầu bức thiết phải uống nước. Đối với cá, cảm giác khát là một phản xạ theo bản năng chứ không cần có sự thôi thúc theo điều khiển của não.