Cảnh tượng siêu hiếm: Cá voi xanh... ‘đi nặng’ ngay giữa lòng đại dương

Mới đây, nhiếp ảnh gia phong cảnh Ian Wiese và các nhà nghiên cứu đã được một phen “đứng hình” khi bắt gặp, một con cá voi xanh “đi nặng” ở bờ biển Australia, sinh vật lớn nhất hành tinh này đang thực hiện hành trình di cư về phía Nam. Các dòng chất thải của con cá voi này có màu vàng tươi.

Ông Wiese cho biết, các nhà nghiên cứu đã quay được một số lần cá voi đi đại tiện nhưng chưa bao giờ thấy hoặc nghe được chuyện chất thải của con cá voi là màu vàng.

Thức ăn của cá voi là các loài nhuyễn thể trong đại dương nên phân của chúng thường có màu đỏ hồng. Phân của con cá voi này có màu vàng tươi chứng tỏ nó đã ăn một món mới lạ trong vòng 24 giờ trước ở đâu đó phía ngoài Perth, trong hành trình từ Indonesia xuống tiểu bang Victoria và biên giới phía Nam nước Úc.

Wiese hào hứng chia sẻ, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu cuộc sống của loài cá voi. Trước đây, chúng ta biết rất ít về hành vi của loài sinh vật biển khổng lồ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng này.

Cá voi xanh... ‘đi nặng’

Curt Jenner thuộc trung tâm nghiên cứu cá voi Tây Úc cho biết, cá voi có thể thải ra khoảng 200 lít "phân" mỗi lần đi vệ sinh. Chất thải này trở thành thức ăn cho một số loài cá và nhuyễn thể nhỏ. Ngoài ra, “phân” của cá voi xanh còn tạo ra một loại tảo quan trọng cho cuộc sống dưới đại dương.

Thứ Sáu, 22/11/2019 08:07
4,76 👨 9.303
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Đại dương học