Bí mật kinh hoàng tại hòn đảo con người không dám đặt chân đến

Một hòn đảo hoang xinh đẹp với biển xanh, cát trắng, nắng vàng nhưng không ai có đủ can đảm để đặt chân tới du lịch hay sinh sống tại đây. Đó là đảo san hô vòng Bikini, nơi đã diễn ra hơn 20 vụ thử bom nguyên tử của quân đội Mỹ từ năm 1946 đến năm 1958.

Đảo san hô vòng Bikini nhìn từ trên cao.
Đảo san hô vòng Bikini nhìn từ trên cao.

Bikini là một đảo san hô vòng có diện tích 6 km² thuộc Quần đảo Marshall, ở phía tây Thái Bình Dương. Loại áo tắm Bikini được đặt theo tên theo chính hòn đảo này vào năm 1946.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, đảo Bikini nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Mỹ. Chính phủ Mỹ đã cho sơ tán toàn bộ người dân trên đảo và biến nơi đây thành bãi thử vũ khí hạt nhân.

Trong vòng 12 năm (từ năm 1946 đến 1958), Mỹ đã cho nổ thử nghiệm 23 quả bom nguyên tử lớn nhỏ khác nhau. Nơi đây cũng chính là nơi quân đội Mỹ cho ra đời những quả bom nguyên tử "không thể quên" trong lịch sử nhân loại.

Một vụ thử bom nguyên tử năm 1954 của Mỹ tại Bikini.Một vụ thử bom nguyên tử năm 1954 của Mỹ tại Bikini.

Bom nguyên tử "Little Boy" (chàng trai bé nhỏ) có khối lượng 4.400 kg, chiều dài 3m và đường kính 71 cm chính là quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản vào ngày 6/8/1945. Khiến khoảng 192.020 người thiệt mạng tại Hiroshima do nhiệt, bức xạ và những hậu quả khác của bom hạt nhân "Little Boy".

"Fat Man" (gã béo) nặng 4.633 kg, đường kính 1,5 m và chiều dài 3,3 m là tên bom nguyên tử thứ 2 mà Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki, Nhật Bản trong ngày 9/8/1945 khiến 70.000 dân ở nơi đây thiệt mạng.

Quả bom nguyên tử thử nghiệm Castle Bravo khiến cho thủy thủ tàu đánh cá Nhật bị nhiễm xạ nặng. Lượng phóng xạ phát tán trên diện tích 160 km tính từ tâm vụ nổ, từ đó gây nên thảm họa bom hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ.

Hình ảnh quả bom nguyên tử mang mật danh "Castle Bravo" nổ

Sau quá trình thử nghiệm các quả bom nguyên tử tại Bikini khiến cho hòn đảo này bị nhiễm phóng xạ nặng. Theo công bố của Viện hàn lâm Khoa học Mỹ, 90% nguồn phóng xạ ở Bikini đến từ Cesium-137 và Barium-173 phân rã.

Ngày nay lượng xạ nơi đây còn khá cao khiến cho động vật, cây trồng và đất đai bị nhiễm rất nặng. Thậm chí, lượng phóng xạ còn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy chính quyền của quốc đảo Marshall (tuyên bố độc lập năm 1986) buộc phải ngừng mọi nỗ lực nhằm tái định cư tại đảo Bikini.

Theo đó, đến khi nào lượng phóng xạ hấp thụ vào cơ thể người còn cao hơn 100 millirem mỗi năm (đo tại Bikini là 184 millirem mỗi năm) thì khi đó chính quyền đảo không cho phép người dân đến định cư.

Tháng 8/2010, tổ chức UNESCO đã công nhận Bikini là Di sản Thế giới, tượng trưng cho "bình minh kỷ nguyên hạt nhân".

Hi vọng, hòn ngọc đảo xinh đẹp này sẽ sớm an toàn và là "ngôi nhà" cho những người dân từng phải di cư trở về cố hương sinh sống.

Thứ Hai, 08/08/2016 14:06
31 👨 3.229
0 Bình luận
Sắp xếp theo