Tắc kèo hoa nổi tiếng vì khả năng đổi màu liên tục theo mùa và thời tiết. Nhưng dưới ánh sáng tia cực tím, nhiều loài tắc kè hoa có khả năng phát ra ánh sáng huỳnh quang.
David Prötzel, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi không thể tin vào mắt của mình khi chiếu sáng những con tắc kè hoa trong bộ sưu tập bằng đèn UV, và gần như tất cả các loài đều cho thấy những mẫu màu xanh da trời trên đầu mà trước đây không nhìn thấy".
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đặt ra việc tìm ra cách thức và lý do của hiện tượng phát ra màu huỳnh quang này. Trước tiên, họ tiến hành quét vi-CT của đầu tắc kè hoa, và phát hiện ra rằng các mô hình phát sáng hoàn toàn tương tự như hình mẫu của các động vật có vú - những đốm xương đòn nhô ra từ hộp sọ của chúng.
Bằng cách tái tạo mô hình 3D của tế bào mô, các nhà nghiên cứu sau đó đã phát hiện ra rằng da bao phủ trong suốt và rất mỏng ở phần đầu hoạt động như một cửa sổ để cho tia UV tiếp cận với xương, từ đó mà màu huỳnh quang tự nhiên phát ra.
Frank Glaw, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Từ lâu chúng tôi đã biết rằng xương phát huỳnh quang dưới ánh sáng mặt trời, nhưng động vật sử dụng hiện tượng này để phát huỳnh quang đã làm chúng tôi ngạc nhiên vì chưa được biết đến trước đây".
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các loài hoặc nhóm loài khác nhau phát huỳnh quang theo các mô hình khác biệt, và con đực có xu hướng có các mẫu màu huỳnh quang chi tiết hơn so với các con cái.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nature Scientific Reports.
Xem thêm: